Khi thành lập doanh nghiệp, hay muốn hoạt động kinh doanh, Vốn điều lệ luôn là một vấn đề đầu tiên chủ doanh nghiệp quan tâm suy nghĩ. Vậy vốn điều lệ thành lập công ty là gì? Cần bao nhiêu vốn mới có thể tiến hành kinh doanh được? Sau đây, Luật sư DFC sẽ đưa ra giải đáp các vấn đề pháp lý xoay quanh vốn điều lệ để chủ doanh nghiệp tham khảo khi mở doanh nghiệp.
Xem thêm: Điều cần biết trước khi Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp
Vốn điều lệ thành lập công ty, số vốn tối thiểu cần có?
1) Vốn điều lệ thành lập công ty là gì?
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020: "Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần".
Có thể thấy, trong công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, vốn điều lệ thể hiện khả năng chịu trách nhiệm của công ty đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tài sản hình thành vốn điều lệ là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Khi góp vốn vào công ty, nhà đầu tư có thể góp bằng tiền mặt, hoặc tài sản, khi góp bằng các tài sản khác, doanh nghiệp cần phải tiến hành định giá tài sản đó, nếu định giá sai có thể phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại phát sinh do hoạt động định giá sai gây nên. Đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp chỉ có cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp mới có quyền góp vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Việc góp vốn khi thành lập doanh nghiệp theo quy định, nhà đầu tư phải góp đủ vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên, cổ đông chưa góp hoặc chưa góp đủ phần vốn điều lệ theo cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn đã cam kết góp đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ đối với công ty TNHH và trong thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua đối với công ty cổ phần. Đối với trường hợp góp vốn khi công ty đang hoạt động sẽ căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng, thỏa thuận góp vốn đầu tư,…
Căn cứ vào ngành nghề hoạt động, pháp luật sẽ quy định mức vốn tối thiểu (vốn pháp định). Đa số ngành nghề kinh doanh theo quy định pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp tức là doanh nghiệp có thể tự do trong việc áp mức vốn cho công ty của mình. Tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, tránh phải điều chỉnh mức vốn nhiều lần. Doanh nghiệp cũng nên cân nhắc đưa ra mức vốn điều lệ phù hợp với tình hình kinh tế, điều kiện tài chính, quy mô kinh doanh của công ty tránh trường hợp đưa ra mức vốn cao quá, hay thấp quá. Ví dụ như công ty muốn ký kết, hợp tác kinh doanh với những công ty, tập đoàn lớn, công ty để mức vốn điều lệ thấp quá thì đối tác, khách hàng sẽ lăn tăn, nghi ngờ khi hợp tác, thậm chí không tham gia kinh doanh chung.
Một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn tối thiểu như: Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài yêu cầu vốn tối thiểu từ 500 triệu đồng, Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh phải ký quỹ 10 tỷ đồng, nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi… Nhà đầu tư khi kinh doanh ngành nghề nào cần cân nhắc quy định về vốn pháp định để đăng ký, khi đủ điều kiện về vốn pháp định mới được phép thực hiện hoạt động kinh doanh.
Trên đây là những tư vấn sơ bộ của luật sư DFC về vốn điều lệ thành lập công ty. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục này hãy liên hệ đến chúng tôi, DFC luôn sẵn sàng giải đáp và tháo gỡ mọi vướng mắc của bạn một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Quý khách hàng muốn được tư vấn, hỗ trợ, tìm hiểu thêm vui lòng kết nối đến số 19006512 hoặc gửi thư đến địa chỉ luatsudfc@gmail.com để được trợ giúp.