Có thể thấy rằng, thủ tục thừa kế không và có di chúc là vấn đề được ngày càng nhiều người quan tâm, tìm hiểu để đảm bảo tính có căn cứ, và đảm bảo trình tự, thủ tục thực hiện quyền thừa kế nhà đất đai đúng theo quy định của pháp luật; từ đó bảo vệ được quyền và lợi ích tối đa của bản thân. Xuất phát từ điều này.
Bài viết dưới đây xin trình bày đến bạn đọc luật thừa kế đất đai mới nhất theo di chúc, luật thừa kế tài sản đất đai không có di chúc hay vấn đề khác liên quan như luật thừa kế nhà ở, quyền thừa kế đất đai, hoặc luật đất đai về quyền thừa kế… Mong bài viết qua đó phần nào đem lại ý nghĩa, giúp ích cho bạn đọc trong giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh xung quanh nội dung này!
Tìm hiểu thêm:
Trước tiên quyền thừa kế đất đai, hay luật đất đai về quyền thừa kế thì quyền thừa kế đất đai bao gồm theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 1900.6512 để được giải đáp về thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất
Cụ thể, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm mục đích chuyển tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình cho người khác sau khi mất. Ở đây, tài sản được hiểu là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; trong đó, quyền tài sản bao gồm cả quyền sử dụng đất. Như vậy, thừa kế đất đai có di chúc là trường hợp cá nhân để lại di chúc thể hiện mục đích chuyển quyền sử dụng đất của mình cho người thừa kế sau khi mất.
Trường hợp cá nhân có tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là đất đai, nhà ở) mất đi mà không để lại di chúc, khi đó, việc thừa kế đất đai, nhà ở sẽ dựa vào các quy định pháp luật, chủ yếu là Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Ngoài ra cần lưu ý các nội dung sau liên quan đến luật thừa kế tài sản đất đai, bao gồm cả luật thừa kế đất đai không có di chúc và luật thừa kế đất đai có di chúc:
Hồ sơ: Bản di chúc hợp pháp; Biên bản mở di chúc có người chứng kiến và xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất (căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT).
Địa điểm nộp hồ sơ: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và Môi trường hoặc nộp tại UBND xã (sau đó, UBND xã trong thời hạn 3 ngày từ ngày nhận hồ sơ sẽ chuyển cho Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất…).
Thời hạn giải quyết: Căn cứ vào khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì thời hạn giải quyết là không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không tính ngày nghỉ, ngày lễ, cũng như thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, hay thời gian ngươi sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính …)
Các chi phí phải nộp khi sang tên đất đai, nhà ở theo di chúc bao gồm Thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ, cụ thể là: Mức thuế phải nộp: 10% giá trị bất động sản được nhận thừa kế; Mức lệ phí phải nộp: 0.5% giá trị bất động sản được nhận thừa kế.
Đồng thời, căn cứ vào khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ và căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC về hướng dẫn luật Thuế thu nhập cá nhân thì các trường hợp khi nhận thừa kế là nhà, đất thì không phải nộp thuế, lệ phí trước bạ là các trường hợp thừa kế nhà ở, đất đai giữa: Vợ và chồng; Cha mẹ đẻ với con; Cha mẹ nuôi với con; Cha mẹ chồng với con dâu; Cha mẹ vợ với con rể; Ông bà nội với cháu nội….
Ngoài ra, cần lưu ý rằng, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày phân chia xong di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải đăng ký biến động (khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013).
Luật thừa kế đất đai không có di chúc, luật thừa kế nhà ở quy định trong trường hợp không có di chúc thì khi đó, thừa kế đất đai, thừa kế nhà ở xác định dựa theo quy định pháp luật. Cụ thể hơn, nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp… thì sẽ thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật (Điều 650 Bộ luật dân sự 2015).
Theo đó, trước tiên căn cứ vào Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, những người có quyền thừa kế đất đai, nhà ở theo pháp luật bao gồm: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuổi, con đẻ, con nuôi của người chết (Hàng thừa kế thứ nhất); ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết; cháu ruột của người chết là ông bà nội ngoại (Hàng thừa kế thứ hai); cụ nội ngoại, bác chú cô cậu dì ruột của người chết… (hàng thừa kế thứ ba).
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng nhà ở, đất đai khi không còn ai ở hàng thừa kế trước vì đã mất, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hoặc từ chối nhận di sản. Đồng thời, những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phân di sản là nhà ở, đất đai bằng nhau.
Đồng thời, cần lưu ý về trường hợp thừa kế thế vị, tức là nếu con của người để lại đất đai, nhà ở chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại đất đai, nhà ở thì cháu sẽ được hưởng phần đất đai, nhà ở mà cha/mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; trường hợp cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại đất đai, nhà ở thì chắt được hưởng phần đất đai, nhà ở mà cha/mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
thủ tục thừa kế không có di chúc: thủ tục sang tên đất đai, nhà ở không có di chúc:
Tương tự như đối với thủ tục sang tên đất đai, nhà ở theo di chúc, chỉ khác về hồ sơ bao gồm: Bản án, quyết định của Tòa án; Văn bản thỏa thuận của các đồng thừa kế, có xác nhận của UBND xã hoặc Phòng/Văn phòng công chứng về việc hưởng thừa kế đất đai, nhà ở.
Như vậy, bài viết trên đã chỉ ra và phân tích cho bạn đọc luật thừa kế tài sản đất đai, cụ thể là luật thừa kế đất đai không có di chúc và luật thừa kế đất đai có di chúc, hay các vấn đề khác liên quan như luật đất đai quyền thừa kế, luật thừa kế nhà ở….
Nếu có bất kì vướng mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ đến Tổng đài số 1900 6512 của Công ty Luật DFC, đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về pháp luật đất đai nói chung cũng như về luật thừa kế tài sản đất đai, luật thừa kế nhà ở nói riêng. Xin trân trọng cảm ơn bạn đọc!