Nhiều doanh nghiệp hiện nay có nhu cầu thành lập văn phòng đại diện trên cả nước để mở rộng hoạt động của mình. Vậy Văn phòng đại diện là gì? Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?
Dịch vụ thành lập Văn phòng đại diện - 19006512
Văn phòng đại diện được lập ra với chức năng sau:
- Thực hiện chức năng của một văn phòng liên lạc;
- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới;
- Đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp theo uỷ quyền và bảo vệ các quyền và lợi ích đó.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Văn phòng đại diện có thể đặt trụ sở ở các tỉnh khác, có con dấu riêng nhưng không có tư cách pháp nhân, không quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng với các đối tác. Văn phòng đại diện là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, hạch toán phụ thuộc mọi quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện do công ty tiếp nhận.
Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp muốn thêm đơn vị phụ thuộc chỉ có chức năng hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với khách hàng và đối tác, không có chức năng kinh doanh, doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại diện để tránh việc phải thực hiện việc khai thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn phức tạp. Ngoài ra, đối với các ngành nghề dịch vụ không nhất thiết phải thực hiện trực tiếp tại địa chỉ của đơn vị như: du lịch, môi giới, tư vấn,….thì việc thành lập văn phòng đại diện tại các tỉnh khác là một lựa chọn hợp lý.
Hợp đồng ký với văn phòng đại diện là nhân danh doanh nghiệp nên khi trao đổi và ký hợp đồng với văn phòng đại diện, đối tác nên yêu cầu văn phòng đại diện xuất trình giấy ủy quyền từ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Theo Luật Thương mại năm 2005 Điều 18 khoản 3: “Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.” Giấy ủy quyền phải có nội dung liên quan trực tiếp đến hợp đồng chuẩn bị ký kết để tránh phát sinh tranh chấp gây thiệt hại về tài chính cũng như uy tín của các bên.
Để thành lập văn phòng đại diện Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ theo điều 31 nghị định 01/2021/NĐ-CP đăng ký kinh doanh như sau:
Hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/ thành phố thuộc Sở kế hoạch – đầu tư nơi văn phòng đại diện đặt địa điểm.
Thời gian thực hiện: Trong 3 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là những tư vấn sơ bộ của Luật sư DFC về việc thành lập văn phòng đại diện của công ty. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục này hoặc sử dụng dịch vụ thành lập văn phòng đại diện vui lònghãy liên hệ đến chúng tôi, DFC luôn sẵn sàng giải đáp và tháo gỡ mọi vướng mắc của bạn một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.
Quý khách hàng muốn được tư vấn, hỗ trợ, tìm hiểu thêm vui lòng kết nối đến số 19006512 hoặc gửi thư đến địa chỉ luatsudfc@gmail.com để được trợ giúp. Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công