Sở hữu bất động sản là một vấn đề được quan tâm khá nhiều trong thời điểm hiện nay. Đối với nhiều người, nhà đất là tài sản lớn nhất suốt cả cuộc đời của họ. Khi sở hữu một bất động sản, cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất (nếu có). Vậy thủ tục đứng tên sổ đỏ 1 mình như thế nào?
>> Dịch vụ làm sổ đỏ của Luật sư DFC <<
Xem thêm: Luật đứng tên sổ đỏ mới nhất năm 2020
Thủ tục đứng tên sổ đỏ 1 mình như thế nào?
Vấn đề về đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất rất quan trọng, nó thể hiện quyền sở hữu, sử dụng của họ đối với bất động sản đó. Vậy làm thế nào để một cá nhân có thể đứng tên sổ đỏ, và thủ tục đứng tên sổ đỏ 1 mình là gì? Sau đây, Công Ty luật DFC xin đưa ra bài viết để giải đáp thắc mắc của bạn đọc:
Căn cứ pháp lí:
Nội dung tư vấn:
Trong trường hợp bất động sản, nhà đất là tài sản của cá nhân, hình thành do mua bán, thừa kế, tặng cho, cá nhân có thể làm hồ sơ yêu cầu được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay pháp luật chưa có quy định về độ tuổi của người được đứng tên sổ đỏ, ngay cả một đứa trẻ mới sinh ra cũng có quyền đứng tên đất hoặc nhà ở được tặng cho, thừa kế( vẫn phải có người đại diện để làm thủ tục). Tùy theo nguồn gốc của bất động sản mà cá nhân cần cung cấp các giấy tờ khác nhau để nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được ghi tên chủ sở hữu bất động sản cùng với các thông tin theo quy định tại thông tư 23/2014/TT-BTNMT: Cá nhân trong nước thì ghi "Ông" (hoặc "Bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi "CMND số:..."; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi "CMQĐ số:…"; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi "Giấy khai sinh số….";
Nếu như cá nhân là người Việt nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định thì ghi "Ông" (hoặc "Bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi "Hộ chiếu số:..., nơi cấp:..., năm cấp:..."; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có)
Hồ sơ xin cấp sổ đỏ cần được nộp tại cơ quan đăng ký đất đai cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ báo lại về lệ phí, phí trước bạ cần nộp, địa chỉ nộp.
Sau khi hoàn thành lệ phí, phí trước bạ; cần nộp lại biên lai cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Theo luật hôn nhân và gia đình 2014, tài sản, và cụ thể là bất động sản được hình thành trong quá trình hôn nhân cả vợ chồng thì là tài sản chung của vợ chồng, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải có cả tên của vợ và chồng. Trong trường hợp muốn đứng tên 1 người( chỉ vợ hoặc chồng) thì phải có sự thỏa thuận giữa 2 vợ chồng.
Khi làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận, ngoài giấy tờ cần thiết thì còn cần thêm giấy thỏa thuận của 2 vợ chồng về việc đứng tên sở hữu nhà đất hoặc giấy tờ chối tài sản của vợ hoặc chồng( có công chứng và người làm chứng). Trong giấy chứng nhận sẽ ghi thông tin như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân( đã nêu ở trên).
Để được đứng tên sổ đỏ 1 mình, chủ bất động sản cần đáp ứng các điều kiện sau:
Trên đây là những nội dung tư vấn về thủ tục đứng tên sổ đỏ 1 mình của Công ty DFC. Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật đất đai 19006512 để được tư vấn giải đáp. Công ty Luật DFC được thành lập từ năm 2004, với 15 năm kinh nghiệm và có đội ngũ nhân viên là các luật sư chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực đất đai luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp thắc mắc cho bạn.
LS. Lê Minh Công