Luật sư tư vấn: Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Luật Sư: Lê Minh Công

10:44 - 12/04/2021

Công ty TNHH một thành viên muốn huy động vốn của các cá nhân tổ chức khác, thành viên góp vốn muốn mua lại toàn bộ vốn của các thành viên khác của công ty, công ty cổ phần chỉ còn hai thành viên… những trường hợp trên đều có khả năng phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp

Video hướng dẫn thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

1. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì?

Chuyển đổi doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp cho phù hợp với quy mô và sự phát triển của từng doanh nghiệp.

Sau khi thực hiện các thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpcông ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại thì công ty chuyển đổi đương nhiên được thừa kế các quyền, lợi ích hợp pháp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ, việc làm của công ty được chuyển đổi, hợp đồng và các nghĩa vụ tài sản khác.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại hình kinh doanh nào cũng có thể được chuyển đổi thành doanh nghiệp, khi chuyển đổi thành doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện của doanh nghiệp muốn chuyển đổi.

2. Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

 + Chuyển đối Công ty TNHH thành Công ty Cổ phần;

 + Chuyển đổi Công ty Cổ phần thành Công ty TNHH Một thành viên;

 + Chuyển đổi Công ty Cổ phần thành Công ty TNHH Hai thành viên;

 + Chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân thành Công ty TNHH;

 + Chuyển đổi Công ty TNHH Một thành viên thành Công ty TNHH Hai thành viên và ngược lại.

3. Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Tùy vào loại hình công ty mà pháp luật quy định hồ sơ thủ tục trình tự khác nhau theo điều 202, 203, 204 Luật Doanh nghiệp 2020

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần khi chuyển đổi cần làm thủ tục họp HĐTV, Đại hội đồng cổ đông theo quy định pháp luật

4. Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (có thể thay đổi theo loại hình công ty)

+ Biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông;

+ Quyết định Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu công ty;

+ Giấy đề nghị thành lập công ty;

+ Điều lệ;

+ Danh sách thành viên/danh sách cổ đông;

+ Hợp đồng chuyển nhượng;

+ Biên bản thanh lý;

+ Giấy tờ chứng minh, thỏa thuận đầu tư;

+ Giấy tờ pháp lý của các thành viên công ty sau khi chuyển nhượng.

5. Bản chất của việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp là một hình thức sắp xếp, tái cấu trúc doanh nghiệp.

Doanh nghiệp này không đóng cửa hoàn toàn mà hoạt động như một loại hình kinh doanh khác.

Doanh nghiệp được chuyển đổi sẽ kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trước, các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trước sẽ được chuyển sang doanh nghiệp được chuyển đổi.

Doanh nghiệp được chuyển đổi mặc nhiên kế thừa tất cả các quyền và lợi ích hợp pháp và chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ (quỹ), bao gồm các khoản nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi. . Doanh nghiệp được chuyển đổi vẫn phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ nêu trên.

6. Thời gian thực hiện thủ tục trên sở kế hoạch đầu tư

Thời gian nộp hồ sơ theo quy định pháp luật là 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ cần bổ sung hoàn thiện thêm thủ tục có thể kéo dài hơn.

7. Cơ quan giải quyết

Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch - đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

----------------------

Trên đây là những tư vấn sơ bộ của Luật sư DFC về những lưu ý khi thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Nếu bạn còn bất kỳ thắn mắc nào về thủ tục này hãy liên hệ đến chúng tôi, DFC luôn sẵn sàng giải đáp và tháo gỡ mọi vướng mắc của bạn một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Quý khách hàng muốn được tư vấn, hỗ trợ, tìm hiểu thêm vui lòng kết nối đến số 19006512 hoặc gửi thư đến địa chỉ luatsudfc@gmail.com để được trợ giúp.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.