Tư vấn về quyền thừa kế tài sản của con riêng của chồng

Luật Sư: Lê Minh Công

15:28 - 05/06/2021

Tư vấn về quyền thừa kế tài sản của con riêng của chồng. Việc chia tài sản cho con riêng của chồng được giải quyết như thế nào? Cùng luật sư DFC giải đáp thắc mắc dưới đây.

Hỏi: Chồng tôi là ông Nguyễn Văn C, năm 1965 chúng tôi cưới nhau và có được 3 người con. Năm 1980, chồng tôi đi làm ăn xa và có một người con với bà A. Năm 2018, chồng tôi mất để lại một căn nhà và hai mảnh đất ông đứng tên ông và không để lại di chúc. Khi chồng tôi mất thì bà A đòi chia một phần tài sản của chồng tôi cho con bà A. Tôi có phải chia tài sản của chồng tôi cho con bà A không?

Tư vấn về quyền thừa kế tài sản của con riêng của chồng
Tư vấn về quyền thừa kế tài sản của con riêng của chồng

Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật sư Công ty Luật DFC. Thắc mắc của bạn được Luật sư giải đáp như sau:

CON RIÊNG CỦA CHỒNG CÓ QUYỀN HƯỞNG THỪA KẾ KHI CHỒNG MẤT?

>> Xem thêm: Tư vấn cách chia tài sản riêng khi chồng chết

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, di sản thừa kế được chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật. Trong trường hợp này, nếu xác định trước khi mất thì ông C không để lại di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực... (loại trừ tất cả các trường hợp chia di sản theo di chúc) thì di sản của ông C sẽ được chia theo pháp luật. 

Theo quy định của pháp luật, cụ thể tại điểm a Khoản 1 Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 trong trường hợp này tài sản được chia theo pháp luật cho những người thừa kế theo hàng thừa kế. Theo đó hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết 

Như vậy, quy định của pháp luật không phân biệt quyền được hưởng di sản thừa kế giữa con chung hay con riêng. Vì vậy, con của bà A là con đẻ của ông C nên con của bà A có quyền được hưởng thừa kế và khi chia tài sản của ông A thì con riêng của ông A sẽ được chia một suất thừa kế bằng với những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Có thể thấy rằng pháp luật hiện hành cho phép con riêng của chồng hoàn toàn có quyền hưởng thừa kế khi chồng mất. 

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp tài sản chung và riêng sau khi ly hôn

Lưu ý: Tuy nhiên, trong trường hợp gia đình ông C không muốn chia di sản thừa kế của ông C cho người con riêng của ông C với bà A - tức việc thỏa thuận lập văn bản phân chia di sản thừa kế không thể thực hiện được. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, con của ông C với bà A có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục khởi kiện ra Tòa án Nhân dân có thẩm quyền nơi có di sản thừa kế về một vụ án tranh chấp thừa kế theo quy định tại Khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Bên cạnh đơn khởi kiện thì cần cung cấp cho Tòa án các giấy tờ chứng minh kèm theo, trong đó đặc biệt là các giấy tờ chứng minh quan hệ cha - con giữa ông C và con của ông C với bà A:

“Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

...

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.”

Trên đây là bài viết của Công ty Luật DFC về vấn đề quyền thừa kế tài sản của con riêng của chồng. Nếu có thêm thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6512 để được Luật sư có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình giải đáp.

Bài viết liên quan: 

Trình tự, thủ tục thừa kế đất đai không có di chúc

Luật Sư DFC tư vấn tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

L.S Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.