Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng mới nhất năm 2020

Luật Sư: Lê Minh Công

16:28 - 13/12/2019

 

Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng ở nước ta hiện tại như thế nào. Nước ta đang là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển  vì vậy nhu cầu xây dựng các công trình có liên quan đến vấn đề an sinh xã hội, hệ thống phụ vụ dân sinh (điện – đường – trường – trạm), phục vụ mục đích quốc phòng và an ninh… ngày càng nhiều mà diện tích đất đai không thể mở rộng. Điều này đã dẫn đến trong lĩnh vực pháp luật đất đai hiện hành ở nước ta hiện nay có quy định liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng nhằm tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng để xây dựng các công trình và tiến hành việc bồi thường giải phóng mặt bằng cho người dân. Vậy pháp luật đất đai ở nước ta hiện nay về quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng? Chúng tôi – Công ty tư vấn Luật DFC xin giải đáp thắc mắc của bạn về quy định bồi thường giải phóng mặt bằng như sau:

Nếu bạn có thắc mặc về pháp luật đất đai vui lòng liên hệ 1900.6512  tổng đài tư vấn luật đất đai qua điện thoại miễn phí.

Quy định về đền bù giải phóng mặt bằng

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Nghị định số 47/2014/NĐ – CP về quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Nghị định số 43/2017/NĐ – CP về hướng dẫn chi tiết một số quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Nội dung tư vấn

1. Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng

1.1. Thế nào là giải phóng mặt bằng và quy định về luật đền bù giải phóng mặt bằng?

Theo quy định hiện hành của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn dưới luật thì không quy định cụ thể giải phóng mặt có liên quan thì giải phóng mặt bằng được hiểu là quá trình thực hiện các công việc có liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng công trình mới để phục các mục đích được quy định trong lĩnh vực đất đai như:

  • Vì mục đích quốc phòng, an ninh: như xây dựng các phi trường bay quân sự, khu tập bắn, căn cứ quân sự, kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân…;
  • Vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
  • Quá trình giải phóng mặt bằng được tính từ khi bắt đầu hình thành hội đồng giải phóng mặt bằng đến khi giải phóng xong và giao cho chủ đầu tư mới. Đây là một quá trình đa dạng và phức tạp thể hiện sự khác nhau giữa các dự án và liên quan đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia và cả của xã hội.
  • Đối với quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng (hay đền bù giải phóng mặt bằng) được hiểu là khâu đầu tiên và là khâu quan trọng quyết định nhất đến tiến độ giải phóng mặt bằng. 

1.2. Các trường hợp được bồi thường giải phóng mặt bằng 

a) Đối với trường hợp là đất ở 

Theo hướng dẫn được quy định tại Điều 06 của Nghị định số 47/2014/NĐ - CP quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì với luật đền bù đất đai trường hợp đối tượng là hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện việc giải phóng mặt bằng mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc bồi thường về đất thì được bồi thường giải phóng mặt bằng.

b) Đối với trường hợp là đất phi nông nghiệp 

Theo quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai năm 2013 thì trong trường hợp đất phi nông nghiệp mà không phải là đất ở thì việc bồi thường sẽ được xác định theo 02 phương án đền bù giải phóng mặt bằng sau: phương án thứ nhất là bồi thường loại đất có cùng mục đích sử dụng đất hoặc phương án bồi thường bằng tiền theo thời hạn sử dụng đất còn lại.

c) Đối với trường hợp đề bù về nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất

Trường hợp nhà ở,công trình phục vụ sinh hoạt thì được bồi thường bằng giá trị công trình xây mới;

 Trường hợp nhà ở, công trình khác không phục vụ sinh hoạt được hướng dẫn tại Điều 09 của Nghị định số 47/2014/NĐ – CP như sau: việc bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Đất đai thì mức bồi thường nhà, công trình bằng tổng giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại và khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình đó.

2. Bảng giá đền bù giải phóng mặt bằng

2.1. Công thức tính giá đền bù giải phóng mặt bằng

Theo quy định về bồi thường luật giải phóng mặt bằng thì từng loại đất khác nhau chia theo mục đích sử dụng sẽ có những cách tính khác nhau khi tiến hành công tác bồi thường đúng theo luật giải phóng mặt bằng như sau:

  • Đối với đất phi nông thì công thức được xác định như sau: tiền bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ bằng giá đất cụ thể của từng địa phương được quy định tại các quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhân với diện tích đất bị thu hồi và thời hạn đất sử dụng còn lại rồi chia cho thời hạn sử dụng đất.

Công thức:

Tiền bồi thường = (Giá đất cụ thể x Diện tích đất bị thu hồi x Thời hạn sử dụng đất còn lại) : Thời hạn sử dụng đất

 
  • Đối với đất ở (trong đó có bồi thường đối với nhà ở cấp 4) thì việc bồi thường giải phóng mặt bằng được xác định như sau: bồi thường bằng đất cùng mục đích sử dụng hoặc bồi thường bằng tiền theo thời hạn sử dụng đất còn lại; 
  • Đối với đất nhà ở khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất để giải phóng mặt bằng thì mức bồi thường được xác định theo công thức sau:

Công thức:

Mức bồi thường = Giá trị hiện có của ngôi nhà + Khoản tiền tính bằng tỷ lệ % theo giá hiện có của ngôi nhà 

 

2.2. Bảng giá đền bù giải phóng mặt bằng bằng theo quy định của luật đền bù đất đai

Mức bồi thường giải phóng mặt bằng cụ thể được quy định theo giá đất bồi thường giải phóng mặt bằng được quy định ở từng địa phương mà không có một bảng giá đất bồi thường chung cụ thể áp dụng trên toàn quốc.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.