Những yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản

Luật Sư: Lê Minh Công

11:23 - 04/11/2019

Tội phạm xâm phạm về sở hữu là một trong những loại tội phạm diễn ra rất phổ biến hiện nay, với những thủ đoạn vô cùng tinh vi và phức tạp nhằm chuyển dịch quyền sở hữu tài sản từ chủ sở hữu hợp pháp một cách trái pháp luật. Trộm cắp tài sản là một trong những tội danh diễn ra trên thực tế nhiều nhất trong nhóm tội phạm xâm phạm về sở hữu, việc quy định trong BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội trộm cắp tài sản cũng còn gây ra rất nhiều tranh cãi, hiểu lầm trong việc áp dụng pháp luật.

Bài viết dưới đây của Luật sư DFC hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, tránh nhầm lẫn về tội danh vô cùng phổ biến là trộm cắp tài sản.

Luật sư DFC tư vấn về tội trộm cắp tài sản

1. Trộm cắp tài sản được hiểu theo cách chung nhất là lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác. 

Đặc trưng của tội trộm cắp tài sản là việc người phạm tội bí mật lén lút lợi dụng sơ hở của người sở hữu, quản lí tài sản chiếm đoạt tài sản, người sở hữu tài sản, quản lí tài sản hoàn toàn không hề hay biết là mình đã bị chiếm đoạt tài sản, chỉ sau khi mất tài sản thì họ mới biết mình bị mất tài sản. 

Yếu tố lén lút được hiểu là người phạm tội giấu diếm hành vi phạm tội của mình.

1.1. Những yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản

Sau đây là những yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản, cấu thành tội trộm cắp tài sản sẽ được dựa vào 2 yếu tố sau:

2.  Khách thể của tội trộm cắp tài sản

Tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân

Sau khi thực hiện xong hành vi trộm cắp mà người phạm tội trong quá trình bỏ chạy mà bị truy đuổi còn có hành vi chống trả mà xâm phạm đến những khách thể khác được pháp luật hình sự bảo vệ thì phải chịu TNHS về tội danh đó.

3. Mặt khách quan của tội phạm 

Hành vi khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội trộm cắp thể hiện ở hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây :

  • Trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên;

  • Trộm cắp tài sản của người khác dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

  • Trộm cắp tài sản của người khác dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản hoặc về một trong các tội quy định tại các điều sau đây chưa được xóa án tích mà còn vi phạm : Điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175, 290;

  • Trộm cắp tài sản của người khác dưới 2.000.000 đồng nhưng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

  • Trộm cắp tài sản dưới 2.000.000 đồng nhưng tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại;

  • Hậu quả của tội phạm: là thiệt hại về tài sản bị chiếm đoạt có thể được quy ra bằng tiền mặt. Một số tài sản là đối tượng của tội trộm cắp tài sản như, Hàng hóa, tiền tệ, giấy tờ có giá, vật ,…

Tội trộm cắp tài sản hoàn thành từ thời điểm người phạm tội chuyển dịch tài sản thoát khỏi sự quản lí của chủ sở hữu, người quản lí tài sản.

 

4. Quy định của tội trộm cấp tài sản luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

“ 1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; 

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; 

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; 

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; 

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: 

a) Có tổ chức; 

b) Có tính chất chuyên nghiệp; 

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; 

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; 

đ) Hành hung để tẩu thoát; 

e) Tài sản là bảo vật quốc gia; 

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: 

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; 

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: 

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; 

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.”

KẾT LUẬN

Trộm cắp tài sản là tội danh phổ biến trên thực tế, bài viết trên đây mong rằng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tội trộm cắp tài sản. Liên hệ Hotline 19006512 để được tư vấn luật hình sự miễn phí

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.