Trách nhiệm của kế toán khi làm sai là gì? Bộ luật Hình sự hiện hành năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 là Bộ luật hiện hành điều chỉnh trực tiếp liên quan tới quan hệ pháp luật về mặt hình sự. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có nhiều quy định kế thừa, phát triển cả về nội dung và kỹ thuật làm luật. Một trong những quy định mới được Bộ luật Hình sự năm 2015 ghi nhận là quy định liên quan đến hoạt động kế toán trong cơ quan, bao gồm cả cơ quan nhà nước và ngoài nhà nước. Vậy trong những trường hợp nào kế toàn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, luật hình sự về kế toán? Công ty tư vấn luật DFC xin gửi đến các bạn bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lý
Căn cứ vào Bộ luật Hình sự năm 2015 số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội;
Căn cứ vào Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2017 số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 06 năm 2017 của Quốc hội;
Căn cứ vào Luật Kế toán năm 2015 số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Nghị định 105/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Nội dung tư vấn
Luật hình sự về kế toán được quy định như thế nào? Tại Bộ luật Hình sự năm 1999 không có quy định về hành vi vi phạm trong hoạt động kế toán. Người phạm tội thường bị truy cứu Trách nhiệm của kế toán khi làm sai về các tội tham ô hoặc chiếm đoạt tài sản. Ở Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm đã dành quy định một điều xử lý về hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán mà gây hậu quả nghiêm trọng . Đó là tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng ở Điều 221 Bộ luật Hình sự năm 2015 với tên gọi đầy đủ là Tội vi phạm quy định về hoạt động về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221 Bộ luật Hình sự năm 2015) là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi mà còn vi phạm.
Một người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người đó đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm của một tội danh cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự. Người phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 221 Bộ luật Hình sự năm 2015 nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán: người phạm tội tự mình hoặc ép buộc người khác không có sự tự ý thức để thực hiện hành vi giả mạo (giả mạo chữ ký, giả mạo thu chi…); khai man (khai không trung thực về các khoản chi tiêu và thanh toán của cơ quan); tẩy xóa tài liệu kế toán (sửa chữa số liệu, sửa chữa các khoản chi tiêu…);
Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật: dụ dỗ, thỏa thuận và ép buộc là hành vi người phạm tội thực hiện việc đưa ra lời hứa hẹn về lợi ích vật chất hoặc phi vật chất đối với người khác trên cơ sở tự nguyện hoặc áp bức họ phải thực hiện việc làm sai trong hoạt động kế toán;
Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán;
Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật Kế toán;
Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.
Hậu quả của hành vi là người phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng mới phải chịu tội này. Cụ thể, nếu kế toán gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu dồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Như đã phân tích ở trên, một người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu họ đáp ứng đầy đủ cấu thành tội phạm của Điều 221 Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, nếu họ không đáp ứng đầy đủ những yếu tố cấu thành tội phạm của tội này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ phải chịu trách nhiệm xử lý vi phạm hành chính.
Cụ thể, tại Điều 4 của Nghị định số 105/2013/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập thì đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
Cảnh cáo:
Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán đối với tổ chức kiểm toán đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực;
Đình chỉ hành nghề kiểm toán đối với kiểm toán viên hành nghề đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực;
Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực;
Đình chỉ việc cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đến 24 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực;
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán đến 24 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực;
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đến 24 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.
Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Trân trọng!