Hợp đồng không chỉ là văn bản ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên mà còn là căn cứ để giải quyết tranh chấp về sau. Vì vậy, bạn cần nắm vững nội dung soạn thảo hợp đồng trước khi đi đến quyết định ký kết thông qua bài viết sau đây: "9 lưu ý khi soạn thảo hợp đồng, không nên bỏ qua!"
9 lưu ý khi soạn thảo hợp đồng, không nên bỏ qua!
Pháp luật về hợp đồng chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Vì, hầu hết các giao dịch trong xã hội, dù có mục đích kinh doanh hay nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thông thường, đều liên quan đến hợp đồng. Chính vì lẽ đó mà các chế định về hợp đồng và các vấn đề liên quan đến hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 chiếm một phần lớn trong Bộ luật. Mục đích của pháp luật về hợp đồng là nhằm bảo vệ quyền tự do ý chí của các bên. Quyền tự do ý chí này chỉ bị hạn chế bởi một số ngoại lệ nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba hoặc nhằm bảo vệ trật tự công.
Các bên có quyền tự do quyết định hình thức của hợp đồng, có thể bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể, trừ những trường hợp pháp luật chuyên ngành yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện bằng một hình thức cụ thể nào đó.
Các bên có quyền tự do, bình đẳng thoả thuận nội dung hợp đồng, tuy nhiên thỏa thuận đó không được vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
- Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
- Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Điều kiện về đối tượng của hợp đồng: đối tượng hợp đồng phải là những hàng hoá mà pháp luật không cấm và không trái đạo đức xã hội, về năng lực ký kết của các bên tham gia ký kết hợp đồng: Các bên tham gia ký kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự.
Các bên thường đưa ra các căn cứ làm cơ sở cho việc thương lượng, ký kết và thực hiện hợp đồng; có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền, nhu cầu và khả năng của các bên.
Khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh. Do đó cũng phải hết sức lưu ý khi đưa các văn bản pháp luật vào phần căn cứ của hợp đồng, chỉ sử dụng khi biết văn bản đó có điều chỉnh quan hệ trong hợp đồng và còn hiệu lực (Bộ luật dân sự 2015, Luật thương mại 2005).
Hợp đồng thương mại là một dạng hợp đồng không những chịu sự điều chỉnh của pháp luật mà còn bị ảnh hưởng bởi các thói quen thương mại, tập quán và pháp luật quốc tế, là những hợp đồng mang tính chất chuyên ngành cao, nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vự,c chuyên ngành đặc thù.
Để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng một cách thuận lợi, thì việc đưa ra các khái niệm cho những nội dung cần được hiểu và áp dụng thống nhất, khoa học là rất quan trọng. Việc làm này là cần thiết nhằm tránh tình trạng có phát sinh xung đột, tranh cãi giữa các bên về cách hiểu của nội dung đó.
Đối với hợp đồng dịch vụ hoặc gia công hàng hóa… đối tượng của nó là các công việc cụ thể. Những công việc này phải được xác định rõ ràng: Cách thức thực hiện, trình độ chuyên môn, người trực tiếp thực hiện, kết quả sau khi thực hiện.
Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa: Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được mua bán. Khi soạn thảo, các bên phải xác định rõ tên hàng hóa, loại hàng hóa, chất lượng hàng hóa, số lượng hàng hóa… tất cả các yếu tố trên phải được xác định rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng.
Trong điều khoản này, các bên cần có thỏa thuận về phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán và thời hạn thanh toán.
- Đối với phương thức thanh toán: Các bên có thể lựa chọn một trong các phương thức thanh toán phổ biến hiện nay như: thanh toán trực tiếp; thanh toán thông qua chuyển khoản; thanh toán nhờ thu và tín dụng chứng từ L/C (thường được sử dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế).
- Đối với đồng tiền thanh toán: Các bên thỏa thuận cụ thể đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng hoặc USD hay một đồng tiền khác tùy theo ý trí các bên. Tuy nhiên chỉ nên để một loại đồng tiền thanh toán duy nhất, ngoài ra còn cần chú ý đến thời gian thanh toán (hạn cuối).
- Đây là điều khoản các bên tự do thỏa thuận. Tuy nhiên nếu các bên không thỏa thuận điều khoản này thì khi xảy ra vi phạm, các bên sẽ không được phạt vi phạm hợp đồng. vì vậy, để bảo vệ quyền lợi thì các bên nên quy thỏa thuận điều khoản phạt trong hợp đồng.
- Các bên thỏa thuận cụ thể mức phạt vi phạm, nhưng không được vượt quá 8% giá trị hợp đồng.
- Các bên có thể thỏa thuận cụ thể chỉ một số trường hợp vi phạm mới bị phạt vi phạm hoặc tất cả các vi phạm đều bị áp dụng.
Đối với các giao dịch thương mại, các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Tòa án hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp phát sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tranh chấp chỉ được giải quyết bởi Tòa án, Trọng tài thương mại không có thẩm quyền giải quyết.
- Trọng tài thương mại chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi có tranh chấp phát sinh.
- Đối với các hợp đồng thương mại giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài thì các bên cần lưu ý thêm về pháp luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp. Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì các bên trong hợp đồng có quyền tự chủ, tự do cam kết và tự do thoả thuận đồng thời các bên cũng phải tự chịu trách nhiệm đối với các cam kết, thoả thuận của mình.
- Trong số các biện pháp thực hiện nghĩa vụ dân sự thì các biện pháp cầm cố và thế chấp thường được các bên áp dụng nhiều nhất, pháp luật dân sự về các biện pháp đảm bảo này cũng được cụ thể và rõ ràng hơn.
Trên đây là tư vấn của Luật sư DFC về Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại nói riêng, nếu bạn còn thắc mắc hay câu hỏi bạn hãy gọi đến tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 để được tư vấn giải đáp miễn phí.
Trân trọng!!!
Xem thêm:
Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội
Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng
LS. Lê Minh Công