Ly hôn đơn phương vắng mặt chồng hoặc vợ có được không?

Luật Sư: Lê Minh Công

11:35 - 23/06/2021

Luật sư tư vấn giúp tôi: Gần đây, tôi biết chồng ngoại tình nhưng không chỉ một hai lần mà rất nhiều lần. Tôi nghĩ mình không nên làm lớn chuyện, tôi làm đơn ly hôn yêu cầu chồng tôi ký. Chồng tôi không ký mà còn trốn tránh và lấy lý do để không cho tôi ly hôn. Nay tôi viết đơn nộp đơn lên Tòa án yêu cầu ly hôn đơn phương nhưng lúc Thẩm phán triệu tập lên thì chồng tôi không chịu lên. Vậy tôi muốn ly hôn đơn phương vắng mặt chồng có được không ? 

Ly hôn đơn phương vắng mặt chồng hoặc vợ có được không?
Ly hôn đơn phương vắng mặt chồng hoặc vợ có được không?

Công ty Luật DFC: Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hòm thư điện tử gmail: luatsudfc@gmail.com của chúng tôi. Đội ngũ Luật sư DFC đã nắm bắt được sự việc của chị và đưa ra thông tin giải đáp về câu hỏi của chị sau đây:

Căn cứ pháp lý 

Ly hôn đơn phương vắng mặt chồng hoặc vợ có được không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014 “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn

Dựa vào quy định này, chị có quyền nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn khi có căn cứ cho rằng chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ vợ chồng làm cho đời sống hôn nhân trở nên mâu thuẫn trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa có thể chấp nhận yêu cầu ly hôn đơn phương của chị.

Để giải quyết ly hôn thì chồng chị phải có mặt tại phiên lấy lời khai, hòa giải và phiên tòa xét xử sơ thẩm tại Tòa án. Tòa án sẽ giải quyết ly hôn đơn phương nếu đương sự vắng mặt trong các trường hợp sau:

  • Vợ, chồng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
  • Vợ, chồng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
  • Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vợ, chồng vắng mặt không thuộc trường hợp sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

Theo thông tin của chị cung cấp, trong phiên lấy lời khai, hòa giải chồng chị cố tình không chịu lên theo sự triệu tập của Thẩm phán. Vì thế, Tòa án sẽ tiến hành công việc tống đạt văn bản đến nơi chồng chị cư trú mời chồng chị lên Tòa án để hòa giải theo quy định tại Khoản 1 Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Sau hai lần triệu tập nếu chồng chị vẫn không lên thì xem như không tiến hành hòa giải được.

Sau đó, Tòa án sẽ chuẩn bị hồ sơ, thủ tục và xác minh thông tin của chồng chị kết hợp các thông tin chị cung cấp làm căn cứ đưa vụ án ra xét xử.

Căn cứ Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

Như vậy, dựa vào quy định trên thì nếu như tại phiên tòa sơ thẩm, bị đơn (chồng chị) vắng mặt tại phiên tòa với bất kỳ lý do gì, Tòa án ra quyết định tạm hoãn phiên tòa. Hết thời gian tạm hoãn Tòa án sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm lần hai, nhưng chồng chị vẫn vắng mặt không có lý do thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt và nếu xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng chị theo quy định pháp luật.

Hi vọng bài viết hữu ích cho trường hợp của chị. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn của chúng tôi theo SĐT 1900.6512 để được các Luật sư trực tiếp giải đáp.

 L.S Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.