Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Sổ đỏ) là một chứng thư pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người sử dụng bởi Nhà nước và được Nhà nước công nhận. Vậy quy định của pháp luật đứng tên sổ đỏ mới nhất thể hiện như thế nào? Chúng tôi – Đội ngũ Chuyên viên tư vấn của Công ty Tư vấn Luật DFC xin giải đáp những thắc mắc của bạn ngay sau đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Sau khi có sự ra đời của Luật Nhà ở năm 2014 bên cạnh Luật Đất đai năm 2013 thì việc cấp, đính chính, hủy… Giấy chứng nhận quyền sở hữu của người sử dụng được chia làm hai loại, bao gồm: công nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và công nhận quyền sở hữu nhà ở với hai văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh riêng rẽ trên. Vì vậy, luật đứng tên sổ đỏ mới nhất cần căn cứ vào những quy định hiện hành trên, cụ thể:
Luật Đất đai năm 2013 là văn bản quy phạm pháp luật về điều chỉnh lĩnh vực đất đai hiện hành. Vấn đề quy định của pháp luật về người đứng tên trên sổ đỏ được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định được quy định ở Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 thì còn được điều chỉnh ở những quy định chung của Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể:
Quy định của pháp Luật về đứng tên sổ đỏ mới nhất năm 2020
Tương tự như Luật Đất đai năm 2013 thì Luật Nhà ở năm 2014 là văn bản quy phạm pháp luật về điều chỉnh lĩnh vực nhà ở hiện hành. Vấn đề quy định của pháp luật về người đứng tên trên sổ đỏ về nhà ở được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định được quy định ở Luật Nhà ở năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối tượng được đứng tên sở hữu nhà ở bao gồm: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở năm 2014;
Thứ hai, giới hạn về quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài ở Việt Nam: hình thức sở hữu là thông qua đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam hoặc mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. Họ chỉ được sở hữu tối đa là 30% căn hộ cũng như trong thời gian sở hữu không quá 50 năm.
Ngoài ra, những quy định khác liên quan đến độ tuổi được phép đứng tên trên giấy chứng nhận sở hữu nhà ở, số lượng sổ có thể đứng tên… đều được quy định hầu như giống với đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn luật đất đai vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 của DFC để được các luật sư tư vấn miễn phí