Luật đất đai 2009 có những quy định gì?

Luật Sư: Lê Minh Công

09:38 - 10/10/2020

Đất đai là một phạm trù rất rộng lớn và quan trọng bởi nó gắn liền với cuộc sống thường nhật của người dân. Luật đất đai ra đời đã giúp cho việc quản lí đất đai dễ dàng và thuận tiện hơn. Vậy Luật đất đai 2009 có gì?

Xem thêm: Thông Tin Chi Tiết Luật Đất Đai Năm 2013

Luật đất đai 2009 có những quy định gì?

Luật đất đai 2009 có những quy định gì?

Năm 2003, Luật đất đai 2003 ra đời đã phần nào sửa đổi những lỗ hổng của Luật đất đai 1998. Tuy nhiên, nó vẫn còn một số bất cập cần sửa đổi. Luật sửa đổi bổ sung điều 126 Luật nhà ở và điều 121 Luật đất đai 2009 đã ra đời. Vậy Luật sửa đổi bổ sung này có gì mới so với Luật nhà ở 2005 và Luật đất đai 2003? Văn phòng Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này.

1. Sửa đổi bổ sung điều 126 Luật nhà ở 2005

Theo Luật nhà ở 2005, điều 126 quy định về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư tại nước ngoài thì các đối tượng sau đây có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

  • Người Việt Nam định cư tại nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam; người có công với đất nước, nhà hoạt động văn hóa, khoa học có nhu cầu thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ xây dựng sự nghiệp đất nước, người được phép sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng do ủy ban thường vụ quốc hội quy định
  • Người Việt Nam định cư tại nước ngoài đã về Việt Nam định cư được từ 6 tháng trở lên

Tuy nhiên, Luật đất đai năm 2009 đã quy định lại các đối tượng như sau:

  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau được cơ quan có thẩm quyết cho phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên thì sẽ được sở hữu nhà: 

+ Người có quốc tịch Việt Nam

+ Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật đầu tư; người có công với đất nước, nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kĩ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam đang có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là người Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam.

  • Người gốc Việt được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên.

Như vậy, trong Luật sửa đổi bổ sung 2009 đã quy định các đối tượng rõ ràng hơn và sửa đổi thời gian lưu trú.

2. Sửa đổi bổ sung điều 121 Luật đất đai 2003

Luật sửa đổi bổ sung năm 2009 đã bổ sung thêm một số quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

  • Đối tượng có quyền và nghĩa vụ là người Việt Nam định cư tại nước ngoài thuộc quy định tại điều 126 Luật nhà ở sửa đổi năm 2009. 
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây: 

+ Các quyền và nghĩa vụ được quy định tại điều 106 và 107 Luật Đất đai 2003. 

+ Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng 

+ Được bồi thường khi nhà ở gắn liền với đất bị nhà nước thu hồi

+ Cho thuê, ủy quyền quản lí nhà ở trong thời gian không sử dụng

+ Chuyển quyền sử dụng đất khi bán, tặng cho, thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư tại nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.

Như vậy, Luật sửa đổi bổ sung Luật nhà ở và Luật đất đai 2009 đã bổ sung chặt chẽ hơn về các đối tượng cũng như quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư tại nước ngoài sở hữu nhà ở gắn liền với đất đai. Là một lĩnh vực quan trọng, Luật đất đai ngày càng được hoàn thiện chặt chẽ và cụ thể và chi tiết hơn về đất đai cũng như các vấn đề phát sinh xung quanh. 

Để nắm rõ hơn về pháp luật liên quan đến Luật đất đai 2009, bạn đọc có thể liên hệ qua Tổng đài tư vấn luật đất đai 19006512 để được tư vấn miễn phí cụ thể và chính xác nhất. Công Ty Luật DFC luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp thắc mắc cho bạn.

 

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.