Có được ký kết hợp đồng với người không biết chữ không?

Luật Sư: Lê Minh Công

08:45 - 07/05/2021

Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt một hay nhiều nghĩa vụ nào đó. Khi giao kết hợp đồng, các bên phải cùng nhau ký phải hợp đồng để hợp đồng đó có gia trị pháp lý. Vậy nếu trường hợp người giao kết hợp đồng không biết chữ thì có được giao kết hợp đồng hay không? Công ty Luật DFC sẽ gửi đến bạn nội dung “Quy định trường hợp ký kết hợp đồng với người không biết chữ” trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn hợp đồng của DFC

Có được ký kết hợp đồng với người không biết chữ không?
(Tư vấn về người không biết chữ ký hợp đồng - 19006512)

*Có được ký kết hợp đồng với người không biết chữ không?

Xin chào Luật sư, tôi có một trường hợp rất hy hữu xảy ra, mong luật sư tư vấn giải quyết như sau: tôi có mua một mảnh đất ở gần nhà tôi, sau khi thống nhất về giá cả và đến bước ký kết hợp đồng thì họ mới nói là họ không biết chữ. Họ cũng không có người thân nào để nhờ giúp, trường hợp này tôi nên làm như thế nào? Có được ký kết hợp đồng với người không biết chữ không?

Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tới Công ty Luật DFC, trường hợp này chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Luật công chứng 2014

Theo Khoản 4 Điều 400 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác đã được thể hiện trên văn bản. Như vậy, ngoài chữ ký ra thì các bên tham gia giao kết hợp đồng có thể thực hiện hành vi khác mà các bên đã đồng ý và ghi vào văn bản. Thông thường các hành vi giao kết khác là điểm chỉ, lăn tay. 

Ngoài ra, đối với các hợp đồng cần công chứng thì phải tuân thủ quy định về hình thức, nội dung của Luật công chứng, ví dụ như Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất. Theo đó, tại Điều 48 Luật công chứng 2014 quy định về trường hợp ký kết hợp đồng với người không biết chữ như sau:

  • Khi giao kết hợp đồng, người yêu cầu công chứng, người làm chứng và người phiên dịch bắt buộc phải ký vào hợp đồng, thực hiện giao dịch trước mặt công chứng viên.
  • Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng hoặc người phiên dịch không ký được do khuyết tâm hoặc không biết ký.

Do đó, khi giao kết hợp đồng với người không biết chữ, hình thức điểm chỉ có thể thay thế cho việc ký tay và việc này phải được các bên tham gia giao kết hợp đồng đồng ý trong văn bản..

Lưu ý thêm đối với trường hợp điểm chỉ, người điểm chỉ phải sử dụng ngón trỏ phải, nếu không có khả năng điểm chỉ bằng ngón trỏ phải thì phải điểm chỉ bằng ngón trỏ trái. Nếu cả hai ngón trên đều không thực hiện được việc điểm chỉ thì phải chọn một ngón khác và phải ghi cụ thể vào hợp đồng.

Như vậy, dựa vào những phân tích ở trên, bạn hoàn toàn có thể thực hiện việc giao dịch nếu một trong các bên không biết chữ hoặc không có khả năng ký tay ( như bị mù, khuyết tật), thay vào đó bạn có thể cho họ điểm chỉ, việc giao kết bằng điểm chỉ phải được hai bên đồng ý và ghi vào trong hợp đồng. Trình tự các ngón tay dùng để lăn tay sẽ trình tự đã phân tích ở trên (nếu họ có khuyết tật ở tay).

Trên đây là  toàn bộ nội dung mà Công ty Luật DFC gửi tới bạn về nội dung “Quy định trường hợp ký kết hợp đồng với người không biết chữ”. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ tới chúng tôi qua hotline 1900.6512 để được luật sư tư vấn trực tiếp, miễn phí.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.