Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng mua bán gạo

Luật Sư: Lê Minh Công

15:51 - 06/04/2021

Việt Nam là đất nước có những lợi thế đặc biệt trong sản xuất lúa gạo. Hiện nay, lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Đây không chỉ là nguồn thực phẩm chính tại thị trường trong nước mà còn là sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn ra thị trường nước ngoài. Điều này dẫn đến nhu cầu thành lập đại lý kinh doanh mặt hàng này là rất lớn. Nhận thấy điều này, Luật sư DFC xin được cung cấp cho bạn đọc mẫu hợp đồng mua bán gạo và một số lưu ý khi giao kết loại hợp đồng này để có thể hạn chế những rủi do và tranh chấp khi bạn thực hiện loại hợp đồng này.

Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng mua bán gạoHướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng mua bán gạo

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Luật thương mại 2005

Nội dung tư vấn

*Mẫu hợp đồng mua bán gạo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

…………., ngày… tháng…. năm…..

HỢP ĐỒNG MUA BÁN GẠO TRONG NƯỚC/NỘI ĐỊA

(Số:……/HĐMB-…….)

– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

-Căn cứ….

– Căn cứ nhu cầu và khả năng của các bên.

Hôm nay, ngày….. tháng……. năm…….. tại địa chỉ…………………………., chúng tôi gồm:

Bên Bán (Bên A):

Ông/Bà:………………………………….                   Sinh năm:…………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………

Hiện cư trú tại:………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:………………………….

(Nếu là công ty thì trình bày những thông tin sau:

Công ty:………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….

Hotline:…………………………..              Số Fax (nếu có):……………………

Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà………………………………….   Chức vụ:……………………..

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………

Hiện cư trú tại:………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:………………………….

Căn cứ đại diện:…………………………………………..)

Số tài khoản:………………………….. Chi nhánh……………………….

Và:

Bên Mua (Bên B):

Ông/Bà:………………………………….                   Sinh năm:…………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………

Hiện cư trú tại:………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:………………………….

(Nếu là công ty thì trình bày những thông tin sau:

Công ty:………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….

Hotline:…………………………..           Số Fax (nếu có):……………………

Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà………………………………….   Chức vụ:……………………..

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………

Hiện cư trú tại:………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:………………………….

Căn cứ đại diện:…………………………………………..)

Số tài khoản:………………………….. Chi nhánh……………………….

Cùng thỏa thuận ký kết Hợp đồng mua bán gạo trong nước/nội địa……………. ngày…./…../…… để ghi nhận việc Bên A sẽ bán …… kilôgam gạo…….. cho Bên B trong thời gian từ ngày…/…../…… đến hết ngày…./……/…….. với nội dung cụ thể như sau:

Điều 1. Đối tượng gạo mua bán

Bên A đồng ý bán…….. kilôgam gạo……. được sản xuất trong nước/nội địa với chủng loại,  chất lượng,… thuộc bảng dưới đây:

STT Tên hàng hóa Chủng loạiChất lượngKhối lượng (kg)

Giá tiền

(VNĐ)

Tổng (VNĐ)Ghi chú 
1       
2       
...       

Cho Bên B trong thời gian từ ngày…/…./…….. đến hết ngày…./…./……..

Chất lượng gạo nêu theo bảng trên được xác định theo những tiêu chí đã ghi nhận tại Phụ lục 1 kèm theo Hợp đồng này.

Điều 2. Giá gạo và phương thức thanh toán

Bên A chấp nhận bán hàng hóa đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này cho Bên B với tổng giá tiền là………………… VNĐ (Bằng chữ:………………….. Việt Nam Đồng).

Số tiền trên đã bao gồm:…………………………….

Và chưa bao gồm:…………………………………

Được Bên B thanh toán cho Bên A qua …. lần, cụ thể từng lần như sau:

– Lần 1. Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………

– Lần 2. Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………

Và được trả trực tiếp cho Ông:………………………………….                 Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….

Việc thanh toán trên sẽ được chứng minh bằng Biên bản nhận tiền/… có chữ ký của Ông:………………………………….            Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….

Trong trường hợp trong quá trình thực hiện Hợp đồng trên có sự thay đổi về giá thị trường/… dẫn tới việc phát sinh các chi phí…………… thì số tiền phát sinh trên sẽ do Bên ……… gánh chịu.

Điều 3. Thực hiện hợp đồng

1.Thời hạn thực hiện Hợp đồng

Thời hạn thực hiện Hợp đồng này được hai bên thỏa thuận là từ ngày…./…../……. đến hết ngày…/…../…..

Trong đó, bên A phải giao cho Bên B tổng số lượng gạo là……… với chất lượng,… đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này muộn nhất là vào ngày…../…../……

Trong trường hợp việc thực hiện hợp đồng bị gián đoạn bởi những trường hợp khách quan, tình thế cấp thiết,…………….  thì thời hạn thực hiện Hợp đồng này được tính như sau:.......

2.Địa điểm và phương thức thực hiện

Bên A có trách nhiệm giao số lượng gạo ……… đã ghi nhận tại Điều 1 Hợp đồng này tại địa điểm…………………….  cho Bên B qua … lần, cụ thể như sau:

– Lần 1. Vào ngày……/…./….. Bên A có trách nhiệm bàn giao…………

– Lần 2. Vào ngày……/…../…….. Bên A có trách nhiệm bàn giao…………….

Việc giao- nhận trên phải được Bên A giao cho Ông………………………..                  Sinh năm:………..

Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

Ngay khi hàng hóa được giao tới…………, Ông…………… có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, lập văn bản xác nhận việc đã nhận hàng vào Biên bản/…. và giao trực tiếp cho:

Ông………………………..                           Sinh năm:………..

Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

Trong quá trình thực hiện công việc, bên A có nghĩa vụ đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, ….. tại khu vực.

Điều 4. Đặt cọc

Trong thời gian từ ngày…/…./…… đến hết ngày…./…./……., Bên B có trách nhiệm giao cho Bên A số tiền là………………..VNĐ (Bằng chữ:…………….. Việt Nam Đồng) để bảo đảm cho việc Bên B sẽ mua số lượng gạo đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này theo đúng nội dung Hợp đồng này khi Bên A thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng, đủ số lượng, đúng chất lượng,…

Trong trường hợp Bên A thực hiện đúng nghĩa vụ mà Bên B không nhận/… theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Bên A có quyền nhận số tiền trên (cụ thể là……………. VNĐ) để…………….

Trong trường hợp Bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ thì Bên A có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho Bên B và bồi thường một khoản tiền tương đương cho Bên B để…………………

Trong trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………………………..

Điều 5. Cam kết của các bên

1.Cam kết của bên A

Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên A đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.

Bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên B nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm của bản thân.

Cam kết thực hiện đúng nghĩa vụ/…

2.Cam kết của bên B

Cam kết thực hiện Hợp đồng này bằng thiện chí,…

Cam kết thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho Bên A theo thỏa thuận ghi nhận tại Hợp đồng.

Điều 6.Vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì bên còn lại có các quyền sau:

– Yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm. Thiệt hại thực tế được xác định như sau:………………………….

– Trong trường hợp Bên A có các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm,… trong bất kỳ thời gian nào khi thực hiện công việc cho Bên B gây ra bất kỳ hậu quả gì. Bên A có nghĩa vụ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước Bên A, pháp luật và các chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng.

– …

Điều 7. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng này sẽ chấm dứt khi có một trong các căn cứ sau:

– Hai bên có thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng;

– Hợp đồng không thể thực hiện do có vi phạm pháp luật;

– Hợp đồng không thể thực hiện do nhà nước cấm thực hiện;

– Một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ……….. được ghi nhận trong Hợp đồng này và bên bị vi phạm có yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng.

– …

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này phải được thực hiện ít  nhất là …. lần và phải được lập thành…….. (văn bản). Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Điều 8. Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…/…./…..

Hợp đồng này hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng, hoặc…

Hợp đồng này được lập thành…. bản bằng tiếng Việt, gồm……. trang. Các bản Hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau và Bên A giữ…. bản để…….., Bên B giữ…. bản để…….

………., ngày…. tháng…. năm………..

BÊN A                                                                    Bên B

 

2. Lưu ý khi thỏa thuận hợp đồng này.

Gạo là mặt hàng nông sản rất khó bảo quản và thường mất thời gian vận chuyển hàng hóa do đó trong hợp đồng mua bán gạo cần lưu ý những điểm sau:

Thứ nhất, xác định rõ đối tượng hàng hóa tránh trường hợp hàng hóa thỏa thuận một đằng nhưng người bán lại gửi hàng khác. Để giải quyết được vấn đề này đòi hỏi trong hợp đồng cần có điều khoản nghiệm thu sản phẩm trước khi thanh toán.

Thứ hai, lưu ý về các quy định về thời điểm chuyển rủi do để phòng tránh nguy cơ mình phải gánh chịu thiệt hại. Rủi ro trong hợp đồng mua bán là những mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa mà gạo là sản phẩm nếu không bảo quản cẩn thận rất dễ dẫn đến những hiện tượng như mốc, hư hỏng dẫn đến không thể lưu thông được:

- Rủi ro đó có thể do lỗi của con người hoặc do các hiện tượng khách quan như thời tiết, tai nạn bất ngờ, tính chất của hàng hóa, ...

- Rủi ro là điều mà không bên nào trong hợp đồng mong muốn vì nếu xảy ra rủi ro đồng nghĩa với việc bên chịu rủi ro bị thiệt hại.

Vì vậy, một vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng là việc xác định các rủi ro. Có nghĩa là xác định thời điểm người bán phải chịu tổn thất hoặc thiệt hại đối với hàng hóa, kể từ thời điểm thiệt hại hoặc tổn thất đó được chuyển cho người mua. Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng, cả về mặt pháp lý và thực tiễn, vì đôi khi ranh giới giữa hàng hóa nguyên vẹn hoặc hư hỏng chỉ cách nhau trong gang tấc nhưng lại ảnh hưởng đến trách nhiệm của người bán hoặc người mua trong hợp đồng, thậm chí là kết quả của giao dịch mua bán.

Trên đây, là nội dung tư vấn của Luật sư DFC về hợp đồng mua bán gạo. Trường hợp bạn đọc gặp khó khăn trong quá trình soạn thảo hay đang vướng mắc tranh chấp liên quan đến hợp đồng này xin vui lòng liên hệ về tổng đài 19006512 để được chuyên viên tư vấn của chúng tôi giải đáp cụ thể nhất.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.