Hướng dẫn soạn thảo Hợp đồng nguyên tắc cung cấp thực phẩm

Luật Sư: Lê Minh Công

10:36 - 18/03/2021

Hợp đồng trước hết là một hình thức giao dịch dân sự phổ biến theo quy định của pháp luật dân sự, đó là sự thỏa thuận của các chủ thể trong hợp đồng nhằm thực hiện hóa quyền và nghĩa vụ của các bên. Vậy hợp đồng nguyên tắc cung cấp thực phẩm là gì theo quy định của pháp luật hiện hành? Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Tổng đài tư vấn 1900.6512 sẽ gửi đến bạn bài viết phân tích sau để làm rõ như sau;

1. Hợp đồng nguyên tắc cung cấp thực phẩm là gì?

Hợp đồng nguyên tắc cung cấp thực phẩm là thỏa thuận nguyên tắc giữa các bên, trong đó Bên Bán thực hiện nghĩa vụ giao thực phẩm và bên mua thực hiện nghĩa vụ thanh toán để trở thành chủ sở hữu. Dựa trên hợp đồng nguyên tắc các bên có thể ký kết thêm các văn bản khác để thực hiện việc mua bán hàng hóa theo từng giai đoạn mà các bên có nhu cầu.

2. Mẫu hợp đồng

Sau đây, Chúng tôi xin gửi đến Quý Khách hàng hợp đồng nguyên tắc cung cấp hàng hóa như sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT  NAM

Độc  lập - Tự  do - Hạnh phúc

--------------

HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC CUNG CẤP THỰC PHẨM 

Số:…...../20….....

 

 - Căn cứ Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH11 được Quốc hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 1/1/2017;

- Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH 11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005;

Hôm nay, ngày   tháng   năm         ,  tại         , chúng tôi gồm:

BÊN BÁN (Bên A)

- Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………….....

- Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………...

- Điện thoại: ……………………….….  Fax: …………………………………….

- Tài khoản số: ……………………………………………………………….......

- Mở tại ngân hàng: ……………………………………………………………………...

- Đại diện là: …………………………………………………………………………...

- Chức vụ: ……………………………………………………………………………...

- Giấy ủy quyền (nếu thay giám đốc ký) số: …… ngày …. tháng ….. năm …….

- Do ……………………….. chức vụ ………………… ký.

BÊN MUA (Bên B)

- Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………

- Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………...

- Điện thoại: ……………………...….  Fax: …………………………………………….

- Tài khoản số: ……………………………………………………………………….......

- Mở tại ngân hàng: ………………………………………………………...

- Đại diện là: ……………………………………………………………...

- Chức vụ: ……………………………………………………………………...

- Giấy ủy quyền (nếu thay giám đốc ký) số: ……… ngày …. tháng ….. năm …….

- Do …………………………….. chức vụ ………………… ký. 

Hai bên thống nhất ký hợp đồng cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ với các điều kiện và điều khoản sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG:

Bên B cung cấp dịch vụ cho Bên A, Bên B cung cấp thực phẩm theo các đơn đặt hàng của Bên B.

Trong khuôn khổ Hợp đồng này, hai Bên sẽ ký tiếp các Hợp đồng mua bán hoặc Đơn đặt hàng (Bằng văn bản, điện thoại và thư điện tử) đối với từng lô hàng cụ thể. Chi tiết hàng hóa, số lượng, giá cả, giao hàng, phương thức thanh toán và các điều khoản khác (nếu có) sẽ được chỉ rõ trong các Hợp đồng mua bán, Đơn đặt hàng tương ứng.

Điều 2: Thời gian thực hiện hợp đồng

Thời hạn hợp đồng: 5 (năm) năm kể từ ngày ký hợp đồng này.

Điều 3: Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán

Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng chuyển khoản.

Thanh toán 100% giá trị hợp đồng còn lại ngay sau khi hai bên ký Biên thanh lý hợp đồng và xuất hóa đơn VAT theo quy định.

ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CÁC BÊN:

4.1/ Nghĩa vụ và quyền lợi Bên A:

* Nghĩa vụ:

- Đặt hàng và thông báo cho Bên B số lượng thực phẩm và thời gian giao hàng;

- Đơn đặt hàng phải  được cung cấp cho Bên B trước ít nhất 24 giờ bằng văn bản;

- Cử người giám sát và tiếp nhận thực phẩm tại địa điểm Bên B yêu cầu;

- Thực hiện nghiêm túc nội quy cơ quan, nội quy kho hàng của Bên B quy định;

- Có trách nhiệm bảo quản đồ dùng, vật dụng của Bên B trong thời gian Bên A sử dụng dịch vụ của Bên B;

- Bồi thường mọi thiệt hại cho Bên B nếu do lỗi của Bên A gây ra như: Làm hư hỏng tài sản hoặc làm thất lạc hoặc bị mất tài sản của Bên B;

- Thanh toán trả tiền thuê dịch vụ cho Bên B theo quy định tại Điều 3 của hợp đòng này;

*Quyền lợi:

- Được yêu cầu Bên B cung cấp dịch vụ đúng đơn đặt hàng, đúng giờ và đủ số lượng theo đơn đặt hàng với Bên B;

- Được sử dụng các dịch vụ internet, mạng Wifi, khu tập kết phương tiện và công tác bảo vệ an toàn tài sản khi đến sử dụng dịch vụ của Bên B;

-Yêu cầu Bên B bồi thường mọi thiệt hại cho Bên A nếu lỗi vi phạm của Bên B gây thiệt hại cho Bên A theo quy định pháp luật;

-Được báo thêm thực phẩm trong thời điểm sử dụng dịch vụ khi có phát sinh ( nếu) được Bên A đồng ý.

4.2/ Nghĩa vụ và quyền lợi của Bên B.

* Nghĩa vụ:

- Cung cấp dịch vụ cho Bên A đúng số lượng, thực đơn, chất lượng suất ăn theo đơn đặt hàng;

- Bàn giao mặt bằng, thực phẩm cho Bên A đúng ngày, giờ quy định;

- Cử người giám sát và phối hợp với Bên A để kịp thời xử lý, khắc phục những phát sinh trong quá trình Bên A sử dụng dịch vụ;

- Chịu trách nhiệm bồi thường cho Bên A nếu Bên B gây thiệt hại cho Bên A theo quy định pháp luật;

- Chịu trách nhiệm quản lý về công tác an ninh, an toàn trong quá trình Bên A sử dụng dịch vụ tại Bên B;

* Quyền lợi:

- Yêu cầu Bên A đặt hàng theo đúng quy trình của Bên B;

- Yêu cầu Bên A nhận bàn giao mặt bằng và thực phẩm đúng ngày, giờ quy định trong đơn đặt hàng;

-Yêu cầu Bên A phải nhận hoặc bồi thường giá trị thực phẩm Bên B đã mua hoặc chế biến theo đơn đặt hàng của Bên A với Bên B;

- Yêu cầu Bên A bồi thường thiệt hại cho Bên B nếu do lỗi của Bên A gây ra;

- Yêu cầu Bên A thanh toán trả tiền cho Bên B theo Điều 3 của hợp đồng này.

Điều 3: Cam kết và giải quyết tranh chấp:

Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng này. Bên nào vi phạm gây thiệt hại cho bên kia thì phải chịu trách nhiệm bồi thường mọi thiệt hại thực tế.

Hai bên chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Trường hợp có phát sinh những yêu cầu mới, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết để chủ động giải quyết.

Trường hợp có tranh chấp không tự thương lượng được thì một trong các bên có quyền đưa vụ việc ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật.

Điều 4: Hiệu lực của hợp đồng:

Hợp đồng có hiệu lực từ ngày hai bên ký kết và mặc nhiên hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành mọi nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này.

Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bản có 04 trang có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản làm căn cứ thực hiện.

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

 

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.