Doanh nghiệp B2B là gì? Có gì khác giữa các mô hình B2B

Luật Sư: Lê Minh Công

11:30 - 20/05/2021

Có thể thấy rằng thuật ngữ “B2B” đã không còn lạ lẫm với những doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh – đầu tư. Thuật ngữ này nhằm chỉ mô hình của ngành thương mại dựa trên hình thức điện tử và buôn bán giao dịch khác. Vậy tại sao lại có sự ra đời của thuật ngữ “B2B”? Loại hình này có vai trò gì trong sự phát triển của doanh nghiệp? Các mô hình B2B phổ biến ở Việt Nam? Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Công ty Luật DFC thông qua Tổng đài tư vấn 19006512 sẽ phân tích nội dung này thông qua bài viết sau:

Các mô hình doanh nghiệp B2B phổ biến ở Việt Nam?
Các mô hình doanh nghiệp B2B phổ biến ở Việt Nam?

1. Doanh nghiệp B2B là gì? 

B2B” là hình thức doanh nghiệp với doanh nghiệp (tiếng Anh: Business To Business). Thuật ngữ này nhằm để chỉ các hình thức kinh doanh, buôn bán, giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Ngoài ra, nó còn bao gồm hình thức thương mại điện tử và một số giao dịch diễn ra trong thực tế. Từ khâu kinh doanh tư vấn, báo giá cho đến khi xác lập hợp đồng, mua bán các loại sản phẩm.

Mô hình B2B có xu hướng ngày càng phát triển hơn kể từ khi các doanh nghiệp sử dụng hình thức website thương mại làm phương thức giao thiệp chính.

>> Xem thêm: Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

2. Vai trò của doanh nghiệp B2B trong hoạt động kinh doanh

Có thể nói, một trong những đặc trưng của mô hình “doanh nghiệp B2B” hiện nay là các doanh nghiệp xây dựng quy trình mua hàng riêng biệt. Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc cũng như đem lại những hiệu quả to lớn hơn, mức độ cơ hội hợp tác giữa nhiều doanh nghiệp cao khác nhau. 

Vì vậy, khi đã xác định doanh nghiệp là đối tác thì bạn cần xác định đánh vào tính logic của sản phẩm thay vì yếu tố cảm xúc như của khách hàng. Bằng cách chú trọng tập trung vào các đặc điểm cũng như các chức năng của sản phẩm. Bạn cần biết rõ bộ phận thu mua có những ai và họ đóng vai trò nào trong quá trình thu mua của công ty khách hàng.

3. Các mô hình B2B phổ biến hiện nay

>> Xem thêm: Điều cần biết trước khi Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp

Dựa vào tiêu chí là hình thức hoạt động cũng như bản chất kinh doanh mà doanh nghiệp B2B được chia làm 04 hình thức như sau:

Mô hình B2B thiên về bên bán

Mô hình B2B thiên về bên mua 

Mô hình B2B trung gian 

Mô hình B2B dạng thương mại hợp tác

- Đây là loại hình thường gặp ở Việt Nam.

- Đây là loại hình thường gặp ở doanh nghiệp nước ngoài. ít gặp hơn do phần lớn doanh nghiệp ở Việt Nam đều có nhu cầu bán sản phẩm của mình cho đối tác

- Mô hình này rất phổ biến ở Việt Nam. Với những cái tên như Tiki, Lazada, Adayroi, Sendo …

 

- Mô hình này cũng tương tự như B2B trung gian. Nhưng mang tính chất tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều doanh nghiệp hơn.

 Hình thức hoạt động:

+ Một công ty sẽ làm chủ một trang thương mại điện tử và cung cấp các dịch vụ, hàng hóa, sản phẩm cho bên thứ ba như doanh nghiệp bán lẻ, sản xuất hoặc người dùng. 

+ Cung cấp các sản phẩm với số lượng từ vừa đến lớn.

 Hình thức hoạt động: 

+ Các đơn vị kinh doanh sẽ đóng vai trò chính trong việc nhập các sản phẩm, hàng hóa từ bên sản xuất. Sau đó những nơi bán khác sẽ truy cập vào website để báo giá cũng như phân phối sản phẩm.

 Hình thức hoạt động:

+ Doanh nghiệp nào có nhu cầu bán. Thì sẽ gửi sản phẩm, dịch vụ lên kênh trung gian này để quảng bá và phân phối. Những tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua. Sẽ xem và đặt hàng dưới sự bảo vệ quyền lợi và tuân theo quy định trên kênh trung gian. 

 Hình thức hoạt động: 

+ Thường được hiển thị dưới dạng các sàn giao dịch điện tử như: chợ điện tử, chợ trên mạng…

 >> Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của DFC

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật DFC về nội dung Doanh nghiệp B2B mới nhất hiện nay. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan, vui lòng liên hệ qua Tổng đài 19006512 để nhận được nội dung tư vấn chính xác và đầy đủ nhất. Trân trọng!

L.S Lê Minh Công

 

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.