Có quyền yêu cầu vợ (hoặc chồng) cấp dưỡng cho mình không?

Luật Sư: Lê Minh Công

10:24 - 29/06/2021

Một trong số những vấn đề nổi bật nhất của quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đó là việc cấp dưỡng sau ly hôn. Cấp dưỡng sau ly hôn là việc người vợ hoặc người chồng có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người còn lại. Sau khi xảy ra sự kiện ly hôn mà người còn lại không sống chung với mình nữa, hoặc người vợ (chồng) không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. 

Vậy trong trường hợp sau ly hôn mà người vợ (chồng không) tự nguyện cấp dưỡng thì người còn lại có quyền yêu cầu cấp dưỡng không? Với bài viết dưới đây, Công ty Luật DFC sẽ giải đáp cho bạn đọc câu hỏi trên.

Xem thêm: Tổng hợp tất cả các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng

Có quyền yêu cầu vợ (hoặc chồng) cấp dưỡng cho mình không?
Có quyền yêu cầu vợ (hoặc chồng) cấp dưỡng cho mình không?

1. Cấp dưỡng là gì? Cấp dưỡng có bắt buộc không?

Cấp dưỡng là việc một cá nhân có nghĩa vụ đóng góp công sức nuôi dưỡng bằng tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng” trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.

2. Có quyền yêu cầu vợ (hoặc chồng) cấp dưỡng cho mình không ?

Nghĩa vụ cấp dưỡng là một nghĩa vụ thuộc về nhân thân, không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Không phải đối tượng nào cũng có nghĩa vụ thực hiện việc cấp dưỡng mà chỉ các trường hợp được pháp luật quy định. 

Hiện nay, các trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà pháp luật, trong đó có: “Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.” (Điều 115 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng được thực hiện trong trường hợp)

Theo đó, khi ly hôn nếu một bên vợ hoặc chồng có khó khăn, túng thiếu và có lý do chính đáng thì bên còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng tùy thuộc vào khả năng của mình. Bên nào có yêu cầu nghĩa vụ cấp dưỡng thì bên đó có nghĩa vụ phải chứng minh được sự khó khăn, túng thiếu của mình.

3. Mức cấp dưỡng của vợ cho chồng hoặc ngược lại

Mức cấp dưỡng do vợ (chồng) cho người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của con. Trường hợp không thỏa thuận được, phát sinh tranh chấp thì cha, mẹ hoặc người được cấp dưỡng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. 

Sau khi có quyết định của Tòa án về việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì người vợ/chồng phải thực hiện việc cấp dưỡng của mình cho chồng/vợ theo số tiền mà Tòa án đã quy định dựa trên nhu cầu sinh hoạt của người được cấp dưỡng và thu nhập thực tế của người này.

Trong trường bên phải cấp dưỡng cố tình không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên được cấp dưỡng hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án buộc thực hiện theo quy định tại điều 119 Luật hôn nhân gia đình 2014, cụ thể: “Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”

Như vậy, khi ly hôn hoặc sau ly hôn, một bên vợ hoặc chồng hoàn toàn có quyền yêu cầu cấp dưỡng. Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trên đây là phần giải đáp của công ty Luật DFC về câu hỏi có quyền yêu cầu vợ (hoặc chồng) cấp dưỡng cho mình không? Với nội dung trên bạn đọc còn có vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Miễn phí 19006512 để được hỗ trợ. 

L.S Lê Minh Công

Bài viết liên quan:

Tư vấn về cấp dưỡng một lần sau ly hôn

Tư vấn hướng dẫn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.