Hỏi: Tôi có vợ được 8 năm nay, tuy nhiên, vợ tôi bị ung thư và mới đây đã mất. Chúng tôi có với nhau 1 người con năm nay được 6 tuổi. Giờ vợ tôi mất, tôi tuy tình hình tài chính không phải quá tốt nhưng tôi vẫn muốn được nuôi dưỡng con tôi. Tuy nhiên, ông bà ngoại của cháu lại muốn đem cháu về nuôi. Ông bà nói với tôi vì tôi ít tiền nên tôi không được nuôi con mà phải để ông bà nuôi. Việc này tôi không biết làm sao. Xin hỏi Luật sư, khi vợ đã mất thì chồng có cần chứng minh thu nhập để giành quyền nuôi con hay không? Mong Luật sư giải đáp giùm tôi.
Vợ đã mất thì chồng có cần chứng minh thu nhập giành quyền nuôi con không?
Trả lời: Chào anh, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho Luật sư DFC. Về vấn đề của anh, Luật sư DFC xin được tư vấn như sau.
Theo quy định tại Điều 71 Luật Hôn nhân Gia đình quy định về Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con cái thì:
"Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình."
Như vậy, hiện nay con anh được 6 tuổi, vẫn chưa thành niên nên cả anh và vợ có nghĩa vụ chăm sóc con. Nay vợ anh đã mất nhưng anh đương nhiên vẫn còn quyền và nghĩa vụ này, không ai có quyền tước đoạt quyền chăm sóc con của anh.
Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
Phá tán tài sản của con;
Có lối sống đồi trụy;
Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Nếu anh không thuộc một trong bốn trường hợp nêu trên thì anh vẫn có quyền nuôi dưỡng con bình thường. Vấn đề về kinh tế không phải là một lý do khiến anh không được nuôi con. Vấn đề về kinh tế này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bố con anh, khiến cuộc sống trở nên khó khăn nhưng anh vẫn có thể nuôi con được. Nếu ông bà ngoại không chấp nhận việc này, anh có thể giải thích với ông bà về quyền và nghĩa vụ nuôi con của anh để ông bà hiểu và thông cảm. Trong trường hợp ông bà ngoại cố tình ngăn cản việc nuôi con của anh thì anh có thể khởi kiện ra Toà án để yêu cầu giải quyết.
Trong trường hợp này, nên có biện pháp để cân bằng cả hai bên. Dù sao một bên cũng là cha còn một bên là ông bà ngoại của cháu. Hai bên có thể cùng ngồi lại thảo luận về việc nuôi dưỡng cháu. Anh cần giải thích cho ông bà hiểu về quyền và nghĩa vụ nuôi con của anh. Việc ông bà lo lắng là do kinh tế của anh không tốt. Vì vậy anh có thể đi làm thêm để nguồn thu nhập ổn định hơn để chứng minh cho ông bà thấy nếu con ở với anh hoàn toàn có thể sống tốt. Về phía ông bà, nếu ông bà thương cháu có thể thường xuyên thăm nom hoặc hỗ trợ chi phí để nuôi dưỡng cháu. Cùng là người trong một nhà, nếu mọi chuyện có thể giải quyết bằng cách ngồi lại nói chuyện với nhau là tốt nhất, tránh trường hợp phải căng thẳng, cãi nhau thậm chí đưa nhau ra Toà.
Hỏi: Trước đây tôi và vợ đã ly hôn. Cô ấy là người trực tiếp nuôi dưỡng con và hàng tháng tôi đều có cấp dưỡng. Mới đây, vì một tai nạn nên vợ tôi mất đi. Liệu giờ tôi có được quyền nuôi con hay không hay bố mẹ vợ tôi nuôi? Tôi có cần chứng minh kinh tế của mình để được nuôi con không?
Trả lời: Chào anh, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho Luật sư DFC. Vấn đề của anh, Luật sư DFC tư vấn như sau.
Theo như anh trình bày, trước đây anh chị đã ly hôn và chị là người trực tiếp nuôi con. Theo quy định của pháp luật, sau khi ly hôn thì hai người chấm dứt quan hệ hôn nhân nhưng quan hệ với con thì không chấm dứt. Tức là anh vẫn là bố của con, có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Hai vợ chồng đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong việc chăm sóc con, tuy nhiên nay vợ anh mất thì quyền này của vợ anh cũng mất theo chứ không chuyển quyền và nghĩa vụ chăm sóc con sang cho ông bà ngoại. Vì thế nên bây giờ, anh chính là người có quyền và nghĩa vụ chăm sóc con trực tiếp trong trường hợp này. Ông bà tuy có quyền và nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc cháu nhưng việc này không cản trở quyền của anh. Chỉ trừ trường hợp anh bị hạn chế quyền đối với việc nuôi con, lúc này không còn ai có thể trực tiếp chăm sóc con nữa thì con mới ở với ông bà.
Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng con của bố mẹ là quyền được pháp luật quy định và bảo vệ, chính vì thế không ai có thể tước đoạt quyền này của anh dù điều kiện kinh tế của anh như thế nào đi nữa. Anh có quyền thỏa thuận với bố mẹ vợ, ông bà chỉ có thể trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng cháu nếu anh đồng ý.
Trên đây là tư vấn của Luật sư DFC về vấn đề Vợ đã mất thì chồng có cần chứng minh thu nhập giành quyền nuôi con không? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể gọi điện đến tổng đài 19006512 để được Luật sư tư vấn miễn phí.