Bất khả kháng là một trường hợp có thể nói là đặc biệt theo quy định của pháp luật dân sự nói chung. Thông qua bài viết này, Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Công ty Luật DFC xin gửi đến bạn bài viết phân tích và giải đáp tình huống các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng như sau:
Theo quy định của cụ thể tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành thì các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng là những sự kiện xảy ra ngoài ý chí của con người, khiến chúng ta không thể biết trước được vào thời điểm giao kết, thực hiện hợp đồng và áp dụng mọi biện pháp cần thiết, khả năng cho phép.
Vậy khi thuộc các trường hợp bất khả kháng như định nghĩa ở trên thì các điều kiện đáp ứng một sự kiện bất khả kháng như sau:
- Sự kiện bất khả kháng là sự kiện khách quan, tức nằm ngoài ý chí chủ quan của các bên vào thời điểm giao kết và thực hiện hợp đồng;
- Hậu quả xảy ra khi sự kiện bất khả kháng xảy đến nằm ngoài ý chí chủ quan của con người – tức nằm các bên không thể lường trước được tại thời điểm xảy ra.
- Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, các bên đã áp dụng mọi biện pháp có thể để khắc phục nhưng hậu quả vẫn xảy ra.
Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng
Thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6512, Đội ngũ Luật sư của Công ty Luật DFC đã nhận được nhiều câu hỏi và tình huống của Quý Khách hàng. Sau đây, Chúng tôi xin giải đáp tình huống pháp lý của một Khách hàng đã gửi nội dung tình huống qua Tổng đài như sau:
* Nội dung tình huống:
Thông qua Tổng đài tư vấn 1900.6512, Đội ngũ Luật sư đã nhận được nội dung xin giải đáp thắc mắc sau của chị Hà Thị C. (32 tuổi) về nội dung tư vấn về trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng như sau:
“Ngày 30/5/2018, tôi với bà T lập giấy tay xác nhận tôi giao cho bà T số tiền là 100 triệu đồng nhằm đặt cọc để thực hiện việc nhận chuyển nhượng thửa đất Số 25, tờ bản đồ số 12 có địa chỉ tại Khu A, thị trấn H, huyện Đ, tỉnh L với giá 370 triệu đồng. Giấy xác nhận đặt cọc viết tay lập chỉ thể hiện số tiền nhận cọc, nghĩa vụ các bên khi không thực hiện hợp đồng chuyển nhượng nhưng không ghi rõ thời hạn (ngày, tháng, năm) cụ thể tiếp theo. Đất do bà T đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sau đây gọi tắt là “GCN”). Bà T có nói GCN hiện đang cho người khác mượn, hai bên thỏa thuận lần hai giao tiền là khi nào có GCN về sẽ ra Phòng công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất qua tên cho tôi thì sẽ giao hết số tiền 270 triệu đồng còn lại. Sau đó, tôi có thai nhưng bị yếu nên bác sĩ buộc tôi nhập viện dưỡng thai và tôi không báo với bà T biết được. Đến tháng 03 năm 2019, tôi phát hiện bà T đã bán phần đất trên cho người khác. Tôi có xuống nhà yêu cầu bà T trả tiền cọc cho tôi. Bà T đồng ý trả nhưng bà T trình bày do bà đến đột xuất nên không có tiền, bà T đưa tôi số tiền là 30 triệu đồng. Đến tháng 11 năm 2019, bà T kêu tôi xuống để lấy số tiền còn lại, nhưng bà T chỉ đưa cho tôi số tiền là 20 triệu đồng nhưng bà T nói chỉ trả lại tôi trước sau là 50 triệu đồng, không đồng ý trả 100 triệu đồng nên tôi không đồng ý nhận và bỏ về.
Xin hỏi Luật sư, nay tôi làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bà T trả tiền theo giấy nhận tiền cọc là 100 triệu đồng nhưng tôi đã nhận 30 triệu đồng nên tôi chỉ muốn bà T chi trả số tiền còn lại là 70 triệu đồng có được không? Tôi xin cảm ơn.”
* Giải đáp tình huống:
Trước hết, Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Công ty TNHH Luật DFC xin cảm ơn sự tin tưởng của chị vì đã gửi đến tổng đài nội dung tư vấn. Với tình huống trên, Chúng tôi xin đưa ra nội dung tư vấn mang tính chất làm căn cứ tham khảo cho chị như sau:
- Thứ nhất, về nội dung của giấy đặt cọc viết tay ngày 30/05/2018: Nội dung của giấy viết tay đặt cọc đề ngày 30/5/2018 do bà T và chị lập chỉ thể hiện số tiền đặt cọc, nghĩa vụ của các bên khi không thực hiện hợp đồng chuyển nhượng nhưng không ghi rõ thời gian cụ thể (ngày, tháng, năm) để hai bên đến Văn phòng công chứng ký hợp đồng chuyển nhượng tiếp theo là nội dung vi phạm của hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015.
- Thứ hai, xét ý chí của bà T: nếu bà T không có gì chứng minh có gọi điện cho chị là đã quá thời hạn cọc nên bà sẽ bán đất cho người khác. Hơn nữa đất hiện nay bà T đã chuyển nhượng cho người khác không còn là mảnh đất đứng tên bà T.
- Thứ ba, trong chị nằm viện dưỡng thai nên không liên lạc được với bà T để hai bên tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói trên nên Chúng tôi có thể xem trường hợp của chị là trường hợp bất khả kháng không phải mất cọc theo quy định của pháp luật.
Do đó, từ những cơ sở trên đây, Chúng tôi cho rằng, chị hoàn toàn có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa án Nhân dân cấp có thẩm quyền yêu cầu Tòa án tuyên xử hợp đồng đặt cọc ngày 30/05/2018 là vô hiệu và bà T phải trả lại số tiền cho chị là 100 triệu đồng. Vì bà T đã trả cho chị số tiền 30 triệu đồng thì phần nghĩa vụ còn lại bà C cần thực hiện với chị là 70 triệu đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn, giải đáp tình huống của Đội ngũ Luật sư Công ty Luật DFC thông qua Tổng đài 1900.6512. Nếu có bất kỳ tính huống hoặc vấn đề khúc mắc liên quan, vui lòng liên hệ qua tổng đài hoặc hòm thư điện tử: luatsudfc@gmail.com để nhận được nội dung tư vấn chính xác và đầy đủ nhất. Trân trọng!
LS. Lê Minh Công