Tư vấn tranh chấp bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu

Luật Sư: Lê Minh Công

15:41 - 29/03/2021

Bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu là một chế tài theo quy định của pháp luật nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng khi vô hiệu.

Tư vấn tranh chấp bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu
Tư vấn tranh chấp bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu

Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Công ty Luật DFC thông qua Tổng đài tư vấn 1900.6512 và hòm thư điên tử có địa chỉ: luatsudfc@gmail.com đã nhận được nhiều câu hỏi tư vấn của Khách hàng. Sau đây, Chúng tôi xin gửi đến bạn nội dung tư vấn một tình huống cụ thể như sau: 

1. Câu hỏi tư vấn bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu

Anh Đinh Văn C. (54 tuổi) thông qua Tổng đài tư vấn 1900.6512 đã gửi đến một nội dung tình huống mong muốn nhận được sự tư vấn giải đáp của Luật sư DFC như sau:

“Ngày 24/11/2017, tôi có mua của anh T một (01) chiếc xe ô tô DAEWOO nhãn hiệu GENTRA với giá trị là 200 triệu đồng. Tôi đã giao cho anh T đủ số tiền 200 triệu đồng và nhận xe cùng toàn bộ giấy tờ gồm: 01 Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô, 01 Giấy chứng nhận kiểm định. Hai bên viết giấy mua bán tay nhưng không có công chứng và chứng thực gì.

Ngày 30/3/2018, tôi mang xe đi đăng kiểm xe thì phát hiện xe này bị làm giả giấy tờ và số khung, số máy bị đục lại. Vậy xin hỏi Luật sư, nếu tôi làm đơn khởi kiện ra Tòa án Nhân dân có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng mua bán xe ô tô giữa anh C và anh T vô hiệu và yêu cầu anh T trả lại cho anh C số tiền 200 đồng tiền mua xe trước đó và yêu cầu anh T bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu hay không? Tôi chân thành cảm ơn.”

Trước hết, Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Công ty TNHH Luật DFC xin cảm ơn sự tin tưởng của Quý Khách hàng đã gửi đến công ty nội dung tư vấn. Sau đây, Luật sư DFC chuyên về giải quyết tranh chấp liên quan đến tình huống trên của anh gặp phải như sau:

*Xét yêu cầu Tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng mua bán xe:

- Thứ nhất, xét thấy nội dung của hợp đồng mua bán xe giữa anh và anh T thỏa thuận mua bán xe ô tô thể hiện bằng giấy mua bán xe ô tô ngày 24/11/2017 là hợp đồng mua bán tài sản. Nếu anh có cơ sở xác định chiếc xe trên số khung số máy bị đục giả và Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô là giả thì anh T không phải là chủ sở hữu chiếc xe như trên. Như vậy, anh T không có quyền sở hữu hợp pháp đối với chiếc xe ô tô trên. Mặt khác, ô tô là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu theo Luật giao thông đường bộ. Do đó, anh T bán chiếc xe ô tô không thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình cho anh C là trái với quy định pháp luật. 

- Thứ hai, về hình thức của hợp đồng: hợp đồng mua bán xe giữa anh và anh T là không có công chứng, chứng thực. Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 Thông tư 15/2014/TT-BCA thì “Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực”. Như vậy, anh và anh T đã không thực hiện đúng quy định về hình thức của hợp đồng mua bán xe ô tô theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Vì vậy giao dịch giữa anh và anh T là vô hiệu do chủ thể không sở hữu tài sản mà lại bán tài sản ấy cho người khác, nên đã vi phạm điều cấm của luật theo Điều 123 của Bộ luật Dân sự năm 2015. 

* Xét yêu cầu bồi thường thiệt hại của anh khi Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu:

Nếu hợp đồng mua bán xe giữa anh và anh T bị Tòa án tuyên vô hiệu trên cơ sở đã phân tích như trên thì anh có thể yêu cầu anh T bồi thường thiệt hại cho anh. Tuy nhiên, việc được bồi thường hay không còn tùy thuộc vào ý chí của anh và anh T. Theo đó, tại thời điểm giao kết hợp đồng nếu anh hoàn toàn không thể biết Giấy đăng ký xe o to là giả, số khung số máy bị đục nhưng anh T biết thì anh T sẽ phải bồi thường thiệt hại cho anh, trừ trường hợp anh đã biết nhưng vẫn giao kết hoặc các bên có thỏa thuận khác theo căn cứ tại Điều 407, Điều 408 Bộ luật Dân sự năm 2015.

“Điều 407. Hợp đồng vô hiệu

1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

Điều 408. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.

2. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.” 

(Điều 407, 408 Bộ luật Dân sự năm 2015)

2. Hướng dẫn khởi kiện bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu

Cũng giống như khởi kiện những vụ án khác tại Tòa án Nhân dân thì các bên cần có yêu cầu khởi kiện nói chung và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu nói riêng. Sau đây, Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Công ty Luật DFC hướng dẫn khởi kiện bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu như sau: 

* Nơi tiếp nhận giải quyết vụ việc: Tòa án Nhân dân có thẩm quyền giải quyết với đơn khởi kiện cùng các yêu cầu kèm theo tài liệu, chứng cứ mà người khởi kiện hiện có bằng các phương thức sau đây:

- Nộp trực tiếp tại Tòa án;

- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

* Thành phần hồ sơ giải quyết vụ việc: 

- Đơn khởi kiện vụ án yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu và bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu;

- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại: 

+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ khẩu (bản sao có sao y chứng thực);

+ Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của người khởi kiện

+ Hợp đồng yêu cầu Tòa án tuyên vô hiệu và bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu (bản sao chứng thực).

* Xem xét đơn khởi kiện: Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Tòa án phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;

- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

3. Dịch vụ tư vấn của DFC 

Với sự quản lý, điều hành và hợp tác giữa các Luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm, tận lực và tận tâm trong công việc, Công ty chúng tôi tự tin mang đến cho Quý Khách hàng dịch vụ pháp lý tư vấn và tranh tụng với hiệu quả nhất. Đặc biệt, với mong muốn hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, cá nhân vấn đề pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do hợp đồng vô hiệu , hiện chúng tôi có cung cấp gói dịch vụ: Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyênbao gồm những nội dung chủ yếu như sau: 

  • Tư vấn những vấn đề pháp lý phát sinh thường xuyên trong quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu;
  • Tư vấn và soạn thảo các loại văn bản liên quan đến giải quyết bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu;
  • Tư vấn giải quyết các vụ việc tranh chấp, thu hồi nợ liên quan đến giải quyết bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu;
  • Tham gia tranh tụng liên quan đến tranh chấp giải quyết bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu.

Đến với chúng tôi, Quý Công ty sẽ nhận được sự tư vấn pháp luật chất lượng và các giải pháp tối ưu nhất với mức giá ưu đãi.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật DFC thông qua Tổng đài 1900.6512 về nội dung giải quyết bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan đến nội dung trên, vui lòng liên hệ với Chúng tôi để nhận được nội dung tư vấn chính xác và đầy đủ nhất. Trân trọng!

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.