Bí mật thương mại hay còn gọi là bí mật kinh doanh là phương thức kinh doanh đặc biệt của mỗi doanh nghiệp. Bí mật thương mại tạo ra một lợi thế đặc biệt của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác. Do đó vấn đề bảo hộ bí mật thương mại đang được các doanh nghiệp quan tâm và tìm hiểu cơ chế giải quyết khi bị xâm phạm.
Xem thêm: Các biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định pháp luật
Bí mật thương mại và những vấn đề cần lưu ý
Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững triển và đứng vững trong môi trường này, cần phải có đủ năng lực tự tạo ra hay tiếp nhận được các thông tin hữu ích cần thiết để tạo ra và cung cấp các hàng hóa và dịch vụ mới hoặc cải tiến ra thị trường. Những thông tin như vậy được coi là bí mật thương mại.
Bí mật thương mại là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa bị bộc lộ và có thể sử dụng vào kinh doanh.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật thương mại được xác lập trên cơ sở tiếp thu hợp và thực hiện bí mật thương mại đó.
Chủ sở hữu bí mật thương mại là tổ chức, cá nhân có được bí mật thương mại một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật thương mại đó. Bí mật thương mại do người lao động, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ được giao trong khi thực hiện công việc được giao, được thuê thuộc sở hữu của người sử dụng lao động hoặc người được giao, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
+ Thứ nhất: Không phải là thông tin thương mại, hiểu biết thông thường và dễ dàng có được;
+ Thứ hai: Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật thương mại lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật thương mại đó;
+ Thứ ba: Chủ sở hữu đã có biện pháp bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật thương mại đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Bí mật thương mại tiếp tục được duy trì miễn là thông tin đó tiếp tục được giữ kín. Thông tin được tiết lộ một cách dễ dàng và hoàn toàn thông qua việc nghiên cứu các mặt hàng trên thị trường không thể là bí mật thương mại.
- Hành vi xâm phạm có thể xảy ra do hoặc thu được từ lợi thế cạnh tranh của một cá nhân/công ty đã sử dụng trái phép bí mật thương mại;
- Chủ sở hữu đã thực hiện các biện pháp hợp lý để giữ bí mật thông tin đó;
- Sử dụng trái phép vì thông tin thu thập được đang được sử dụng hoặc tiết lộ theo cách vi phạm các thông lệ thương mại trung thực.
Người bị xâm hại bí mật thương mại có thể khởi kiện tại Tòa án hoặc Trọng tài thương mại yêu cầu:
- Cấm người đó trục lợi thêm từ hoặc sử dụng trái phép bí mật thương mại;
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại bằng tiền trên cơ sở thiệt hại thực tế do sử dụng trái phép bí mật thương mại. (Ví dụ, làm mất lợi nhuận hoặc làm giàu bất chính);
- Yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tạm ngừng sản xuất để thu thập bằng chứng để chứng minh hành vi sử dụng trái phép bí mật thương mại tại phiên tòa;
- Yêu cầu tòa án tịch thu có cảnh báo trước các hàng hóa chứa bí mật thương mại bị sử dụng trái phép, hay các sản phẩm có được từ việc sử dụng hay lạm dụng nó;
- Tòa án có thể ra lệnh tiêu hủy các sản phẩm được sản xuất bởi hành vi vi phạm và / hoặc tiêu hủy thiết bị được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
Tuy nhiên việc khởi kiện xâm phạm bí mật thương mại ở Việt Nam còn rất mới mẻ, với các doanh nghiệp hay thậm chí với kinh nghiệm xét xử của tòa án trong lĩnh vực này còn mỏng. Do vậy để giải quyết một vụ việc tranh chấp bí mật thương mại phải có sự hợp tác giữa đơn vị hành nghề luật dày dạn kinh nghiệm cũng như sự nỗ lực giải quyết vụ việc của tòa án. Bạn đọc đang có thắc mắc cần giải đáp về nội dung trên hoặc có nhu cầu kết nối sử dụng dịch vụ liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí 19006512.
LS. Lê Minh Công