Phòng vệ thương mại (hay “bảo vệ thương mại” hoặc “xây dựng tường lửa thương mại”) là một trong những biện pháp áp đặt thương mại, thường là của nước nhập khẩu hàng hóa trong thương mại nhằm nhiều mục đích khác nhau. Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư Công ty Luật DFC xin gửi tới bài viết sau để làm rõ nội dung phòng vệ thương mại và các biện pháp phòng vệ thương mại như sau.
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định pháp luật
Căn cứ pháp lý:
- Luật Quản lý Ngoại thương năm 2017 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định số 10/2018/NĐ-CP của Chính phủ Hướng dẫn Luật Quản lý Ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại;
- Thông tư số 37/2019/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công thương Quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Xu thế chung của thế giới hiện nay là hội nhập, giao lưu phát triển kinh tế với mức độ đan xen các giao dịch hợp tác theo đó cũng trở lên đa dạng và phong phú. Vì vậy, việc ghi nhận những quy định luật hóa nhằm tạo ra môi trường kinh doanh và phát triển công bằng cho các bên thực sự là vấn đề cần thiết.
Phòng vệ thương mại còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như “bảo vệ thương mại”, ‘bức tường lửa thương mại” (The commercial firewall) tại các quy định của những hiệp định thương mại quốc tế như GATT 1994, TPPP… Ở Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật nào ghi nhận khái niệm phòng vệ thương mại là gì. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu phòng vệ thương mại là những biện pháp hạn chế, ngăn chặn áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ nước này sang nước kia và thường được nước nhập khẩu áp dụng.
Theo quy định tại Điều 67 của Luật Quản lý Thương mại 2017 được hướng dẫn chi tiết và cụ thể tại Nghị định số 10/2018/NĐ-CP và Thông tư số 37/2019/TT-BCT thì các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm:
Theo quy định tại Điều 77 Luật Quản lý Thương mại 2017 thì biện pháp chống bán phá giá là một trong những biện pháp chống bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; biện pháp này được áp dụng trong trường hợp khi hàng hóa được xác định là bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam dẫn đến thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất ở Việt Nam hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất ở Việt Nam.
Các biện pháp chống bản phá giá được áp dụng bao gồm: áp thuế chống bán phá giá lên hàng hóa; có sự cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Theo quy định tại Điều 83 Luật Quản lý Thương mại năm 2017 thì biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là một trong những biện pháp phòng vệ thương mại bên cạnh biện pháp chống bán phá giá; biện pháp này được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc sẽ đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Các biện pháp chống trợ cấp được áp dụng bao gồm: Áp dụng thuế chống trợ cấp; cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu; các biện pháp chống trợ cấp khác.
Theo quy định tại Điều 91 Luật Quản lý Thương mại năm 2017 thì biện pháp tự vệ trong thương mại là một trong các biện pháp phòng vệ thương mại được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
Các biện pháp tự vệ được áp dụng bao gồm: Áp dụng thuế tự vệ thương mại; áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với hàng hóa; áp dụng hạn ngạch thuế quan thương mại; cấp giấy phép nhập khẩu thương mại và các biện pháp tự vệ khác.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật DFC về phòng vệ thương mại và các biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Nếu Quý Khách hàng có những thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan, vui lòng liên hệ qua Tổng đài 19006512 để nhận được nội dung tư vấn chính xác và đầy đủ nhất. Trân trọng!
LS. Lê Minh Công