Tư vấn về tranh chấp thừa kế nhà ở theo di chúc

Luật Sư: Lê Minh Công

14:55 - 17/03/2020

Đất đai là một trong những tài nguyên quan trọng bậc nhất của mỗi quốc gia và dân tộc. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu tối cao, Nhà nước ta luôn có những quy định thực tiễn và đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Một trong những quy định ấy đó là quy định của pháp luật liên quan đến thừa kế và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở. Sau đây, Đội ngũ Chuyên viên Tư vấn Pháp luật của Công ty Tư vấn Luật DFC thông qua Tổng đài tư vấn 1900.6512 xin giải đáp những thắc mắc của bạn về vấn đề này ngay sau đây:

1. Tư vấn về tranh chấp thừa kế nhà ở theo di chúc

Di chúc là một trong những văn bản của người để lại di sản thừa kế trước khi mất và trong văn bản ấy nhằm định đoạt “số phận” của tài sản ấy (bao gồm quyền và nghĩa vụ) cho những người được chỉ định thừa kế. Đây là một quy định mang tính nhân văn, theo đó, căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự năm 2014 hiện hành thì trong trường hợp người để lại di sản thừa kế trước khi mất mà để lại di chúc thì ưu tiên phân chia theo di chúc trước.

Qua Tổng đài Tư vấn Pháp luật trực tuyến 1900.6512 thì chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp yêu cầu của Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn về tranh chấp thừa kế nhà ở theo di chúc. Căn cứ vào Điều 117 của Luật Nhà ở năm 2014 thì thừa kế là một trong những hình thức giao dịch về nhà ở của người sử dụng nhà ở.

    Đối với tranh chấp thừa kế nhà ở theo di chúc thuộc phạm vi liên quan đến trình tự và thủ tục tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 mà cụ thể tại Khoản 05, Điều 26 và điểm c, Khoản 1, Điều 39 thì tranh chấp thừa kế nhà ở sẽ do Tòa án Nhân dân có thẩm quyền nơi có nhà ở đó giải quyết.

2. Cách giải quyết tranh chấp đất đai có thừa kế

Đất đai thừa kế là một trong những đối tượng bị tranh chấp phổ biến trong quan hệ pháp luật về tố tụng dân sự. Việc giải quyết tranh chấp đất đai có thừa kế là một trong những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án Nhân dân và cụ thể tại Khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Tuy nhiên, vì là quan hệ tranh chấp dân sự về đất đai nên pháp luật ưu tiên sự thỏa thuận và hòa giải của các bên trước tiên mang vụ việc đó ra Tòa án Nhân dân có thẩm quyền để giải quyết.

3. Trình tự, thủ tục giải quyết đất thừa kế có tranh chấp

    Trình tự, thủ tục giải quyết đất thừa kế có tranh chấp sẽ bắt buộc thông qua thủ tục hòa giải bắt buộc tại Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp ấy theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 dù việc hòa giải đó có thành hay không thành. Đây là thủ tục tiền tố tụng để đáp ứng đầy đủ điều kiện đưa vụ tranh chấp ra cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

    Sau khi có biên bản hòa giải không thành có chữ ký của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã thì người có quyền lợi giải quyết tranh chấp sẽ mang đơn khởi kiện vụ án cùng biên bản hòa giải mang ra Tòa án Nhân dân nơi có bất động sản để giải quyết.

  1. Như thế nào được coi là đất thừa kế

    Bên cạnh những tranh chấp thừa kế nhà ở theo di chúc ở trên thì một dạng tranh chấp di sản thừa kế khác cũng hết sức phổ biến, đó là đất thừa kế. Vậy như thế nào được coi là đất thừa kế? Đất thừa kế hay chính xác hơn là quyền sử dụng đất để lại trong di chúc, mà ở đó người sử dụng đất trước khi mất để chỉ định người thừa kế trong di chúc đó.

    Tại Khoản 1, Điều 167 của Luật Đất đai năm 2013 thì thừa kế đất đai là một trong những quyền của người sử dụng đất bên cạnh các quyền đặc hữu khác như chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp… 

  1. Những ai đươc hưởng thừa kế

    Thừa kế là một trong những quyền điển hình và cố hữu được ghi nhận trong quy định pháp luật về dân sự. Căn cứ vào Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì đối với trường hợp cá nhân là người thừa kế thì cá nhân phải còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Đối với trường hợp không phải cá nhân là người thừa kế theo di chúc thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

    Đối với trường hợp thừa kế theo di chúc thì người để lại di sản thừa kế sẽ chỉ định người thừa kế trong di chúc ấy. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định một số trường hợp mà quyền thừa kế của họ không phụ thuộc vào nội dung của di chúc của người để lại di sản thừa kế tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 bao gồm:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng của người để lại di chúc;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di chúc.

Ngoài ra, pháp luật còn quy định về trường hợp thừa kế thế vị. Cụ thể, Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì trường hợp người đáng nhẽ được hưởng di sản thừa kế chết trước hoặc chết cùng lúc với người để lại di sản thừa kế mà có con thì quyền thừa kế sẽ được chuyển sang người con của người đáng nhẽ được hưởng di sản thừa kế ấy.

7. Những tình huống phổ biến về tranh chấp thừa kế

    Thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6512 thì Chúng tôi đã nhận được nhiều câu hỏi thắc mắc của Quý Khách hàng trong vấn đề tranh chấp quyền thừa kế. Trong phạm vi bài viết này thì Chúng tôi xin giải đáp tình huống sau:

Tình huống 01: Tranh chấp thừa kế về nghĩa vụ trả nợ và di tặng di sản thờ cúng

“Anh trại tôi trước khi mất có vay một người bạn số tiền là 3 tỷ đồng thông qua hợp đồng vay tiền có công chứng, hạn trả là tháng 11 năm 2019. Tuy nhiên, tháng 02 năm 2020 vừa qua thì anh trai tôi qua đời nhưng chưa trả được khoản nợ 1 tỷ đồng trên. Trước khi mất thì anh có để lại di chúc chỉ định tôi là người thừa kế mảnh đất có diện tích 70m2 trong tổng số 100m2, đồng thời tôi có nghĩa vụ trả nợ số tiền 3 tỷ đồng trên cho bạn của anh và 30m2 còn lại sẽ được di tặng vào việc thờ cúng mà cụ thể để làm lập đền thờ họ trên đó. Tôi có nhờ các cơ quan ban ngành liên quan định giá 100m2 đất đó thì biết được giá trị của nó là 3 tỷ đồng. Vậy Công ty Tư vấn Luật DFC cho tôi hỏi tôi thừa kế mảnh đất đó xong thì nghĩa vụ trả nợ của tôi như thế nào và việc anh tôi muốn để lại một phần diện tích đất vào việc thờ cúng hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn.”

Đội ngũ Chuyên viên tư vấn Pháp luật 1900.6512 của Công ty Tư vấn Luật DFC đã nhận được câu hỏi của bạn và xin phép được tư vấn cho bạn như sau:

Về nghĩa vụ trả nợ của bạn mà anh bạn đã chỉ định trong di chúc thì theo quy định của pháp luật thì bạn đã được hưởng thừa kế thì bạn phải có nghĩa vụ trả nợ cho người để lại di sản thừa kế cho bạn trong phạm vi bạn được hưởng thừa kế. Cụ thể, với việc được hưởng thừa kế mảnh đất là diện tích 70m2 như trên thì theo Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 thì bạn có nghĩa vụ trả nợ số tiền 1 tỷ cho anh trai đã mất.

Tiếp đó, về 30m2 đất còn lại mà anh của bạn muốn di tặng làm đất thờ cúng thì không thể bởi theo quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 thì di sản thừa kế của anh trai bạn để lại không đủ nhằm thanh toán số tiền anh trai bạn chưa trả cho bạn của anh ấy là 5 tỷ thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thừa cúng.

  Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn! Trân trọng.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.