Tư vấn Thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh

Luật Sư: Lê Minh Công

10:36 - 26/04/2021

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh có thể hiểu là việc chi nhánh tạm thời không thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào nữa, có nghĩa là chi nhánh không thể xuất hóa đơn, ký kết hợp đồng,.... Sau khi hết thời hạn tạm ngừng, chi nhánh phải hoạt động trở lại nếu không phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động.

Tư vấn thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh
Tư vấn Thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh - 19006512

1. Các quy định pháp luật liên quan 

Căn cứ các quy định pháp luật chính liên quan đến việc Tạm ngừng hoạt động kinh doanh của chi nhánh như sau: 

+ Luật doanh nghiệp 2020;

+ Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

+ Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh chi nhánh do nhận thấy tình hình kinh doanh kém hiệu quả, tình hình tài chính không đủ đáp ứng cho hoạt động của công ty hoặc chưa có phương án kinh doanh khả thi thì doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án tạm ngừng hoạt động của chi nhánh  thay vì thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chi nhánh để có thêm thời gian tìm kiếm khách hàng và phương án kinh doanh hiệu quả.

2. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh

Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh chi nhánh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh chi nhánh cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ít nhất 3 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh. Doanh nghiệp tiến hành trình tự thủ tục Tạm ngừng hoạt động kinh doanh chi nhánh như sau:

Bước 1: Tiến hành họp Hội đồng thành viên/hội đồng quản trị công ty về việc tạm ngừng kinh doanh chi nhánh;

Bước 2: Hoàn thành, bổ sung các tờ khai còn thiếu và các khoản thuế chưa đóng;

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh chi nhánh;

Bước 4: Nộp hồ sơ phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc chi nhánh đăng ký tạm ngừng hoạt động.

3. Các tài liệu cần chuẩn bị khi làm thủ tục tạm ngừng

+ Thông báo tạm ngừng kinh doanh chi nhánh;

+ Biên bản họp của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị công ty;

+ Quyết định Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị/chủ sở hữu công ty.

4. Lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh chi nhánh

Việc tạm ngừng hoạt động sẽ làm các hoạt động kinh doanh của chi nhánh tất cả đều bị tạm ngừng, nghĩa là chi nhánh không thể xuất hóa đơn, ký hợp đồng hay có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác nào khác, nhưng Công ty mẹ thì vẫn có thể hoạt động bình thường. Vì vậy, ngay sau khi chi nhánh tạm ngừng hoạt động kinh doanh, quý công ty cần thực hiện các thủ tục sau:

  • Thông báo tạm ngừng hợp tác bằng văn bản, trên các Website của doanh nghiệp,... với các đối tác, khách hàng của doanh nghiệp về việc tạm ngừng kinh doanh chi nhánh;
  • Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, tiền bảo hiểm, các khoản nợ còn nợ; tiếp tục thực hiện nốt hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các bên.

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh hoạt động của chi nhánh không được quá 01 năm. Sau khi hết thời hạn 1 năm tạm ngừng, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Không giới hạn số lần tạm ngừng nhưng tổng thời gian tạm ngừng chi nhánh liên tiếp không được vượt quá 2 năm.

Trong trường hợp chi nhánh muốn hoạt động trước thời hạn đã thông báo thì cần gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động chi nhánh ít nhất 3 ngày trước khi tiếp tục kinh doanh hoạt động chi nhánh trước thời hạn đã thông báo.

Trên đây là nội dung của Công ty Luật DFC về nội dung thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan, vui lòng liên hệ qua Tổng đài 19006512 để nhận được nội dung tư vấn chính xác và đầy đủ nhất. Trân trọng!

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.