Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất tại Quận Long Biên, Hà Nội

Luật Sư: Lê Minh Công

16:14 - 13/03/2025

Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất tại Quận Long Biên, Hà Nội

Giới Thiệu
Quận Long Biên, một trong những khu vực trọng điểm phía Đông Hà Nội, đang trải qua quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Sự phát triển hạ tầng và mở rộng đô thị kéo theo nhiều tranh chấp đất đai, phản ánh mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển và quyền lợi của người dân. Bài viết đi sâu phân tích cơ sở pháp lý, nguyên nhân, thách thức và đề xuất giải pháp cho vấn đề này.

1. Khung Pháp Lý về Quản Lý Đất Đai

  • Theo Luật Đất đai 2024
  • Nghị định 102/2024/ND-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Đất đai về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, ..
  • Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai về điều kiện cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ...

 2. Cơ Chế Giải Quyết Tranh Chấp

- Hòa giải tranh chấp đất đai

  • Căn cứ Điều 235 Luật Đất đai 2024, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải, hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải thương mại hoặc cơ chế hòa giải khác theo quy định của pháp luật.
  • Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp

 

- Đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết tranh chấp đất đai

  • Theo khoản 2 và 3 Điều 236 Luật Đất đai 2024, tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024 thì các bên tranh chấp được nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định sau đây:
  • Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện mà các bên tranh chấp không khởi kiện hoặc khiếu nại theo quy định tại điểm này thì quyết định giải quyết tranh chấp của Chủ tịch UBND cấp huyện có hiệu lực thi hành.
  • Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện, các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính hoặc khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà các bên tranh chấp không khởi kiện hoặc khiếu nại theo quy định tại điểm này thì quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
  • Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính hoặc khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quyết định giải quyết của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực thi hành.

- Khởi kiện tại Tòa án để giải quyết tranh chấp đất đai

Cụ thể tại khoản 1 và 2 Điều 236 Luật Đất đai 2024 quy định những tranh được khởi kiện tại Tòa án nhân dân bao gồm:

  • Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp hoặc một trong các bên tranh chấp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024.
  • Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
  • Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại các  quận, huyện thành phố Hà Nội. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ câu hỏi nào khác, đừng ngần ngại cho luật sư DFC theo số 0913.348.538 Luật sư luôn trợ giúp!

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 20 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.