Tất cả hàng hóa khi muốn nhập khẩu vào một quốc gia nhất định đều phải được cấp giấy phép nhập khẩu mới có thể làm thủ tục thông quan. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về thủ tục xin giấy phép nhập khẩu như thế nào?
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu như thế nào?
Câu hỏi: "Thưa luật sư DFC tôi muốn hỏi thủ tục xin giấy phép nhập khẩu như thế nào? Mong Luật sư DFC giải đáp cho tôi."
Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Luật sư DFC, với câu hỏi của bạn chúng tôi giải đáp như sau:
Giấy phép nhập khẩu được hiểu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia cung cấp, cho phép hàng hóa nhất định được đưa vào lãnh thổ của nước đó.
Tất cả hàng hóa khi muốn nhập khẩu vào một quốc gia nhất định đều phải được cấp giấy phép nhập khẩu mới có thể làm thủ tục thông quan. Tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào từng loại hàng hóa, mặt hàng để làm giấy phép tự động hoặc xin cấp phép nhập khẩu.
*Giấp phép nhập khẩu:
- Giúp kiểm soát được nguồn gốc hàng hóa khi hàng hóa được nhập khẩu vào lãnh thổ quốc gia.
- Là một trong các thủ tục để thông quan.
- Liên quan đến thuế của hàng hóa sau khi nhập khẩu và giá bán.
* Một số mặt hàng bắt buộc phải làm cấp phép xuất nhập khẩu như:
- Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương.
- Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải.
- Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
- Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin & Truyền thông.
- Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Đó là câu hỏi chúng ta thường thấy với doanh nghiệp với làm thủ tục nhập hàng.
Tùy thuộc vào mặt hàng bạn cần xin giấy phép thuộc sự quản lý của bộ nào thì bộ đó sẽ chịu trách nhiệm cấp giấy phép cho Doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể tra cứu danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu theo nghị định số 187/2013/NĐ-CP do chính phủ ban hành năm 2013 để nắm được thông tin cần thiết.
Các bước thủ tục bao gồm:
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đăng kí giấy phép nhập khẩu đầy đủ hợp lệ. Theo quy định cho loại hàng hóa của mình và gửi cho bộ, ngành liên quan hoặc cơ quan đại diện của bộ đó.
Bước 2: Hồ sơ của doanh nghiệp sau khi được tiếp nhận sẽ được xem xét và cấp phép xuất, nhập khẩu. Nếu đáp ứng được các điều kiện trong thời gian quy định.
Giấy phép tự động được áp dụng cho các loại hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa được cấp phép nhập khẩu tự động.
Các mặt hàng được dùng giấp phép tự động được quy định rõ ràng:
- Hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh;
- Hàng nhập khẩu phi mậu dịch;
- Hàng nhập khẩu để trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công (kể cả hàng nhập khẩu để lắp ráp, sửa chữa, bảo hành);
- Hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào các khu phi thuế quan và hàng sản xuất, gia công, lắp ráp trong các khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa;
- Hàng nhập khẩu để kinh doanh tại cửa hàng miễn thuế
Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu tự động được nộp cho cơ quan cấp phép trước khi hàng hóa được thông quan.
- Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu tự động hợp lệ được cơ quan cấp phép nhập khẩu chấp thuận ngay sau một khoảng thời gian hợp lý về mặt thủ tục hành chính. Nhưng tối đa không quá mười ngày (10 ngày) làm việc, kể từ khi nhận được bộ hồ sơ hợp lệ. Hàng hóa chỉ được thông quan sau khi có giấy phép nhập khẩu tự động.
- Trường hợp đối tượng nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu bị từ chối cấp phép thì cơ quan cấp phép nhập khẩu phải thông báo lý do không chấp thuận. Đối tượng đề nghị cấp phép được quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Và đề nghị cơ quan này xem xét lại việc từ chối cấp phép theo các quy định của pháp luật về cấp phép nhập khẩu.
- Thời gian xem xét hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu không được vượt quá ba mươi ngày (30 ngày) kể từ khi cơ quan quản lý nhập khẩu nhận được bộ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cơ quan quản lý nhập khẩu xét tất cả các hồ sơ đồng thời thì thời hạn xem xét không được vượt quá sáu mươi ngày (60 ngày) kể từ ngày hết hạn nộp sồ sơ đã công bố.
Trên đây là toàn bộ nội dung mà chúng tôi gửi tới bạn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về "thủ tục xin giấy phép nhập khẩu" bạn có thể liên hệ qua hotline 1900.6512 để được luật sư tư vấn trực tiếp, miễn phí.
Xem thêm:
Giấy phép quá cảnh hàng hóa và thủ tục xin cấp giấy phép
Giấy phép tạm nhập tái xuất hàng hóa Mẫu mới nhất
LS. Lê Minh Công