Rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh

Luật Sư: Lê Minh Công

10:08 - 30/08/2021

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một mô hình khá phổ biến trong thời điểm hiện nay, được nhiều tổ chức, cá nhân cũng như doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn. Với cơ chế đàm phán để chia sẻ lợi ích cũng như nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh, kinh doanh theo hình thức hợp tác có tính linh hoạt cao do không phải tối chi phí thời gian thành lập một pháp nhân mới.

Do đó khi lựa chọn hình thức này, các bên cũng cần tính đến những rủi ro để đảm bảo lợi ích của mình sau này. Những phân tích của Luật sư DFC trong bài dưới đây sẽ đưa cho các bạn cái nhìn rõ hơn về vấn đề rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh này.

>> >> Dịch vụ soạn thảo hợp đồng và rà soát hợp đồng (KDTM, DN)

Rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh và cách giải quyết
Rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh và cách giải quyết - 
Tư vấn miễn phí: 1900.6512

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Luật thương mại 2005
  • Luật đầu tư 2014

Nội dung tư vấn

1. Những rủi ro thường gặp khi ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hình thức này có hai rủi ro thường thấy và cơ bản nhất:

Thứ nhất: do không tạo thành một pháp nhân mới, không cùng một tổ chức, nên các bên sẽ phải họp, phân công một bên đứng ra làm đại diện để điều hành quản lý hoạt động chung của doanh nghiệp. Việc này vô tình đưa tới quyền hạn của một bên có thể lấn át bên kia, khi có mẫu thuẫn rất có thể dẫn tới hành vi tiêu cực hoặc những hiểu nhầm không đáng có cho bên kia. Bên còn lại thì không hoàn toàn đồng ý hoặc nhìn nhận bên điều hành bằng con mắt nghi ngờ từ đó dẫn tới phát sinh tranh chấp. 

Điểm thứ hai: là quyền của các bên theo luật cho phép rất lớn, nếu các bên không thỏa thuận, quy định cụ thể về cơ chế điều hành; quản lý; hạch toán tài chính; phân chia lợi nhuận…một cách đầy đủ rõ ràng thì sẽ rất dễ phát sinh tranh chấp.

Khi phát sinh tranh chấp sẽ không có cơ chế pháp lý cụ thể để điểu chỉnh hoặc giải quyết, đối với những mâu thuẫn nhỏ các bên lúng túng không biết áp dụng xử lý thế nào, sử dụng tình cảm để giải quyết với nhau khiến vấn đề không được giải quyết một cách dứt điểm lâu dần sẽ rất khó xử lý và dẫn tới mâu thuẫn lớn hơn thậm chí dãn tới giải thể, kiện tụng. 

Một rủi ro nữa cũng hay xảy ra đó là 1 trong 2 bên có giao dịch, hợp tác với bên thứ 3 nào khác. 

Vì bản chất hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hoạt động chung của hai bên nhằm tạo ra tài sản, tạo ra lợi nhuận như vậy lợi nhuận tạo ra sẽ thuộc sở hữu chung của hai bên, trách nhiệm phát sinh cũng là trách nhiệm của hai bên. Vậy khi thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với bên thứ 3 thì ai sẽ là người thực hiện và cái phần nghĩa vụ của mỗi bên đối với bên thứ 3 như thế nào thì lại không thể hiện rõ, nếu một trong các bên từ chối thực hiện nghĩa vụ, thự hiện không đầy đủ trách nhiệm của mình đối với bên thứ 3 thì cơ chế pháp luật xử lý vấn đề này là rất khó.

>> TƯ VẤN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

2. Bài học rút ra từ việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh:

Bài học thứ nhất: việc hợp tác kinh doanh là quá trình hợp tác lâu dài cho nên chúng ta phải dành thời gian đầy đủ để tìm hiểu đối tác mình định hợp tác. Phải lựa chọn đối tác phù hợp về năng lực tài chính… năng lực về kỹ thuật, năng lực về chuyên môn, năng lực thương mại. Đó là những điểm theo tôi là cực kỳ quan trọng. 

Thứ hai: phải giành thời gian đầy đủ để soạn thảo hợp đồng. Bởi vì hợp đồng hợp tác sẽ ahr hưởng tới toàn bộ giao dịch vì ta không thành lập nên một pháp nhân mới mà chúng ta tiếp tục phát triển những cái đã có sẵn. chúng ta cần có cái nhìn xa ra trong 5 năm nữa, 10 năm nữa để hình dung ra những rủi ro gì xảy ra? Rủi ro có thể từ bên ngoài, rủi ro có thể từ nội bộ doanh nghiệp... tất cả những rủi ro đó đó phải quy định thành những điều khoản trong hợp đồng

Nghiên cứu kỹ Luật đầu tư 2014 thì quy định ở điều 29, còn đối với Luật đầu tư 2020 thì quy định ở điều 28 thì trong đó có 7 nội dung cơ bản mà các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh cần phải lưu ý đó là:

-           Yêu cầu đầu tiên là phải ghi rõ đầy đủ, cụ thể tên cũng như là thông tin, địa chỉ  của các bên

-           Thứ hai là các bên phải nêu rõ mục tiêu yêu cầu hợp tác kinh doanh

-           Thứ ba là các bên phải xây dựng một cơ chế quản lý hợp đồng, điều hành hợp đồng cũng như cơ chế điều phối cũng cần phải có quy định rõ.

-           Thư tư là có quy định về quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên một cách rất cụ thể

-           Điểm thứ năm là phải có quy định về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

-           Thứ sáu là có cơ chế quy định về giải quyết tranh chấp

-           Thứ bẩy là có cơ chế phòng ngừa rủi ro xảy ra.

Như vậy những thỏa thuận rong hợp đồng vừa phải đầy đủ vừa phải phù hợp với quy định của pháp luật. phải xây dựng cơ chế quản lý và điều hành trong hợp đồng cho phù hợp với mục tiêu chung của hoạt động hợp tác kinh doanh. Vì nếu ta không xây dựng cơ chế, mục tiêu này rõ ràng thì khả năng dẫn tới phát sinh tranh chấp sau này là rất lớn. Đó là những điều mà các doanh nghiệp cần phải lưu ý.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư DFC liên quan đến vấn đề rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. Nếu bạn đọc còn băn khoăn hay thắc mắc hoặc cần hỗ trợ giải quyết liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ về tổng đài 19006512 của chúng tôi để được các chuyên viên pháp lý giải đáp, giúp đỡ giải quyết một cách trực tiếp.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.