Điều kiện và thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Luật Sư: Lê Minh Công

14:46 - 17/02/2020

 

Một trong những ưu điểm mà việc mở cửa nền kinh tế giao lưu với bên ngoài đã trở thành hiện thực là việc nhận nuôi con nuôi mang yếu tố nước ngoài. Người được nhận nuôi hoặc người nhận nuôi ở đây thì một nhất một trong hai người phải là người nước ngoài không mang quốc tịch của Việt Nam. Vậy để được nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện gì? Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện như thế nào? Chúng tôi – Đội ngũ tư vấn của Công ty tư vấn Luật DFC xin gửi đến bài viết sau để làm rõ vấn đề này:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Nuôi con nuôi năm 2010 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nội dung tư vấn

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 hiện hành thì những quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung và quan hệ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng được tôn trọng và bảo vệ nhằm phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

1. Điều kiện nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi xảy ra thuộc một trong những trường hợp sau: 

  • Giữa một người là công dân Việt Nam với bên còn lại là người nước ngoài;
  • Giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam;
  • Giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.

Và muốn thực hiện việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì cần đắp ứng những điều kiện cụ thể do luật định. Cụ thể như sau:

1.1. Điều kiện nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với người nhận nuôi

Khi tiến hành việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng cần đáp ứng những điều kiện sau đây với người nhận nuôi ở Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010:

  • Năng lực dân sự phải đầy đủ: năng lực hành vi dân sự đầy đủ được hiểu là những quy định về tuổi (từ đủ 18 tuổi trở lên); năng lực dân sự đầy đủ bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. 
  • Người nhận nuôi con nuôi phải từ 20 tuổi trở lên: người nhận nuôi con nuôi là người độc thân hoặc cả vợ và chồng nhận nuôi con nuôi phải hơn con nuôi ít nhất 20 tuổi trở lên;
  • Có điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi tốt nhất;
  • Có tư cách đạo đức tốt cũng như thực hiện các hành vi không trái đạo đức xã hội và vi phạm điều cấm của luật.

Lưu ý: Ngoài ra, người thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ không được nhận nuôi con nuôi:

  • Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;    -   
  • Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh…;
  • Đang chấp hành hình phạt tù;
  • Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành.

1.2. Điều kiện nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với người được nhận nuôi

Ngược lại, bên cạnh việc ghi nhận những điều kiện về vấn đề nhận nuôi con nuôi đối với người nhận nuôi thì người được nhận nuôi cũng cần đáp ứng những điều kiện cụ thể được quy định tại Điều 08 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 như sau:

  • Trường hợp người được nhận nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi;
  • Trường hợp người từ đủ 16 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi sẽ được nhận nuôi nếu người nhận nuôi là cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi;
  • Người độc thân hoặc hai người là vợ chồng sẽ được nhận nuôi con nuôi. Một lưu ý là theo quy định của pháp luật hiện hành thì không công nhận hai người không phải là vợ chồng nhận nuôi cùng một người.

Ngoài ra, Nhà nước ta khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

2. Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

2.1. Hồ sơ, giấy tờ cần có để xin nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 

Theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về quy định nuôi con nuôi thì trong hồ sơ xin nhận nuôi con nuôi cần có những giấy tờ sau đây:

  • Đơn xin nhận nuôi con nuôi do mẫu do Tòa án Nhân dân có thẩm quyền cung cấp;
  • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ pháp lý khác có liên quan có giá trị thay thế;
  • Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp;
  • Bản điều tra về tâm lý, gia đình do nước sở tại cung cấp cho người có nhu cầu nhận nuôi con nuôi;
  • Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
  • Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
  • Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
  • Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh 
  • Các giấy tờ, tài liệu quy định trên phải do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.

2.2. Trình tự các bước thực hiện để nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Để thực hiện việc nhận nuôi con nuôi thì người nhận nuôi con nuôi cần thực hiện các trình tự thủ tục sau:

  • Bước 01: Kiểm tra, xác minh hồ sơ và xác nhận trẻ em có đủ điều kiện được cho làm con nuôi;
  • Bước 02: Kiểm tra và chuyển hồ sơ của người được nhận làm con nuôi;
  • Bước 03: Giới thiệu trẻ em làm con nuôi;
  • Bước 04: Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và việc tổ chức giao nhận con nuôi.
Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.