Ngân hàng lưu ký là gì? Danh sách của các Ngân hàng lưu ký

Luật Sư: Lê Minh Công

11:31 - 24/05/2021

Ngân hàng là tổ chức doanh nghiệp kinh tế có đối tượng giao dịch là tiền tệ. Khi nhằm thúc đẩy thực hiện các giao dịch trong xã hội về các hoạt động kinh tế thì tiền tệ phải được lưu thông thường xuyên, đó chính là một trong những nguyên nhân ra đời của hệ thống ngân hàng. Vậy ngân hàng lưu ký là gì? Chức năng nhiệm vụ của ngân hàng lưu ký? 

Ngân hàng lưu ký là gì?
Ngân hàng lưu ký là gì? Chức năng nhiệm vụ của ngân hàng lưu ký? 

* Căn cứ pháp lý

- Thông tư số 04/2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại ngân hàng nhà nước Việt Nam;

- Thông tư số 05/2015/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định về Hướng dẫn hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán;

- Quyết định số 04/QĐ-VSD của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam về việc ban hành quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán của trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.

* Nội dung tư vấn

1. Ngân hàng lưu ký là gì? Chức năng nhiệm vụ của ngân hàng lưu ký:

Trước hết, cũng như các dạng tổ chức tín dụng ngân hàng thông thường thì ngân hàng lưu ký (tiếng Anh: Custodian Bank) là một dạng định chế ngân hàng tài chính nhằm mục đích nắm giữ tài sản nhưng tài sản ở đây là chứng khoán của các đối tác khách hàng nhằm giữ an toàn và giảm thiểu những rủi ro xuất phát từ việc mất cắp hoặc mất mát của khách hàng.

Tiếp đó, khi đề cập đến chức năng nhiệm vụ của ngân hàng lưu ký, chúng ta có thể xem xét ở một số khía cạnh như sau:

- Chức năng lưu giữ tài sản là chứng khoán hoặc các tài sản khác ở dạng phi vật chất (như điện tử, vật lý…);

- Ngân hàng lưu ký có trách nhiệm nắm giữ các tài sản có giá trị lên đến hàng triệu hoặc tỷ USD nên đây là những tổ chức ngân hàng có uy tín lớn cùng nguồn tài chính dồi dào;

* Quy định về ngân hàng lưu ký:

Hiện tại, ở nước ta hiện nay có tổng cộng 14 ngân hàng lưu ký được cấp phép và hoạt động, chúng tôi xin đưa ra danh sách của các Ngân hàng như sau:

Số thứ tự  Tên ngân hàng 
1Ngân hàng Citibank N.A - Chi nhánh Hà Nội
2Ngân Hàng Deutsche Bank AG – Chi nhánh TP HCM
3Ngân Hàng Far East National Bank – Chi nhánh TP HCM
4Ngân Hàng JPMorgan Chase N.A – Chi nhánh TP HCM
5Ngân hàng Sinopac - Chi nhánh TP HCM
6Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
7Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
8Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
9Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
10Ngân hàng TNHH INDOVINA
11Ngân hàng TNHH MTV HSBC (Việt Nam)
12Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam
13Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered (Việt Nam)
14Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam

Về quy định của pháp luật Việt Nam về hệ thống tổ chức và hoạt động của Ngân hàng lưu ký, được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên thì chúng ta có thể đưa ra những đặc điểm về ngân hàng lưu ký ở Việt Nam như sau:

- Ngoài chức năng cơ bản là lưu ký tài sản và chứng khoán thì ngân hàng lưu ký cũng có các chức năng khác như thanh toán dịch vụ, quản trị tài sản…;

- Quyền sở hữu tài sản của ngân hàng lưu ký cũng có thể được khẳng định nếu có giấy ủy quyền;

- Thông báo cho khách hàng lưu ký rằng ngân hàng sẽ sử dụng hoặc thay thế quyền của họ trong một số hoạt động.

Trên đây là nội dung tư vấn pháp luật của Công ty Luật DFC về nội dung ngân hàng lưu ký mới nhất hiện nay. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan, vui lòng liên hệ qua Tổng đài để nhận được nội dung tư vấn chính xác và đầy đủ nhất. Trân trọng!

>> Xem thêm: So sánh Ngân hàng giám sát và Ngân hàng lưu ký

L.S Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.