Luật Đất đai năm 2013 là văn bản quy phạm luật điều chỉnh quan hệ pháp luật trong lĩnh vực đất đai hiện hành ở nước ta. Luật này ra đời và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2014 nhằm thay thế cho Luật Đất đai năm 2003. Ngay từ khi ra đời, Luật Đất đai năm 2013 đã được nhiều văn bản dưới luật (Nghị định, Thông tư) hướng dẫn chi tiết luật này. Luật đất đai sửa đổi những gì vào năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và sau đó sẽ gửi lên Quốc hội phê duyệt dự thảo ấy. Vậy, năm 2020, Quốc hội nước Cộng hòa xã hòa hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ sửa đổi luật đất đai những gì? Chúng tôi – Đội ngũ Chuyên viên tư vấn trong lĩnh vực đất đai của Công ty tư vân Luật DFC gửi đến bạn bài viết sau đây:
Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp khóa XIII ngày 29 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2014.
Ngay từ khi ra đời, Luật Đất đai năm 2013 đã kịp thời phát huy hiệu quả của nó với việc lấp những “lỗ hổng” trong các quy định của Luật Đất đai năm 2003, đưa đến những kết quả lớn trong quá trình hoạt động của các cơ quan Nhà nước trong quá trình xử lý những vấn đề liên quan đến lĩnh vực đất đai: quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quá trình giải quyết các tranh chấp đất đai có liên quan, các quy định liên quan đến bồi thường và giải phóng mặt bằng… Ngay từ khi ra đời, hàng loạt những văn bản dưới luật hướng dẫn luật đất đai năm 2013 như các Nghị định, Thông tư đã góp một phần không nhỏ trong quá trình diễn giải và tiếp cận một cách chi tiết giúp người dân có cái nhìn rõ ràng những quy định của luật cũng như quá trình áp dụng luật đúng đắn của các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai.
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên thì Luật Đất đai năm 2013 còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế. Trải qua hơn 05 năm có hiệu lực, Luật đất đai hiện hành có sự chồng chéo trong quá trình áp dụng luật có liên quan khác như Luật Nhà ở, Luật Xây dựng… ; các văn bản hướng dẫn một cách quá chi tiết và đôi lúc là “thừa” quy định. Ngoài ra, tại một số địa phương, việc áp dụng quy định về thu hồi đất, các điều kiện để được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chưa thực hiện theo tinh thần tạo “quỹ đất sạch” để đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013. Quá trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn chưa chặt chẽ về mặt trình tự và thủ tục. Một số dự án chưa có quy hoạch, kế hoạch xây dựng hoặc chưa hoàn thành xây dựng khu tái định cư đã có quyết định thu hồi đất.
Đáp ứng những tinh thần kể trên cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật, năm 2020 thì Quốc hội sẽ thông quan Luật Đất đai sửa đổi được thông qua tại Nghị quyết 78/2019/QH14 ngày 11/6/2019 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019. Theo đó những nội dung căn bản được sửa đổi, bổ sung bao gồm:
Ngoài ra, những nội dung khác của Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung sắp tới đây sẽ được Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường xét duyệt và trình Chính phủ xem xét, Quốc hội phê duyệt vào giữa năm 2020.
Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn! Trân trọng.