Có thể thấy rằng, thực tế ngày càng phát sinh nhiều những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng rừng, xuất phát từ mục đích kinh tế, kiếm tiền một cách bất chấp. Vậy, pháp luật hiện hành, cụ thể là luật hình sự quy định về luật bảo vệ rừng như thế nào, hay những khái niệm cơ bản liên quan như lâm sản là gì, những nhóm gỗ nào thuộc nhóm quý hiếm cấm khai thác, hay gỗ quý hiếm Nhóm 1a là gì, gỗ Nhóm 2a là gì… Bài viết dưới đây sẽ đi phân tích làm rõ cho bạn đọc nội dung xoay quanh vấn đề này.
Lâm sản là gì? Ở đây, khái niệm về Lâm sản đã được hướng dẫn cụ thể trong "Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản". Theo đó, theo khoản 2, Điều 3 của Nghị định này, lâm sản được hiểu là các sản phẩm khai thác từ thực vật, động vật hoặc vi sinh vật và các bộ phận và dẫn xuất của chúng là từ rừng, bao gồm cả động vật thủy sản có nguồn gốc bản địa hoặc không bản địa, đã được cho phép để nuôi và thả trong ao, hồ, sông suối của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Vì vậy, chúng ta có thể hiểu ngắn gọn rằng lâm sản là sản phẩm hữu ích từ rừng.
Căn cứ theo danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm ban hành kèm theo "Nghị định số 32/2006/NĐ-CP Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm" thì:
Gỗ quý hiếm nhóm 1a: Gỗ quý hiếm là nhóm gỗ nhóm 1a là gì, bao gồm những loại nào? Ở đây, cần hiểu Nhóm 1 là nhóm thực vật, đông vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; nhóm 1a là thực vật rừng, còn 1b là động vật rừng. Ở đây, gỗ quý hiếm gỗ nhóm 1a là các loại gỗ được liệt kê trong mục này, bao gồm: Hoàng đàn, Bách Đài loan, Bách vàng, Vân Sam Phan xi pang, Thông Pà cò, Thông đỏ nam, Thông nước.
Gỗ nhóm 2a: Gỗ nhóm 2a là gì, bao gồm những loại nào? Ở đây, Nhóm 2 là nhóm thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; nhóm 2a là thực vật rừng, còn nhóm 2b là động vật rừng. Ở đây, gỗ nhóm 2a là các loại gỗ được liệt kê trong danh mục này, bao gồm: Đỉnh tùng, Bách xanh, Bách xanh đá, Pơ mơ, Du sam, Thông đà lạt, Thông lá dẹt, Thông đỏ bắc, Sa mộc dầu, Lớp tuế, Các loài tuế.
Về vấn đề bảo vệ rừng, bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, sau đây gọi tắt là BLHS) có quy định những hành vi cụ thể cấu thành tội phạm và xác định rõ ràng trách nhiệm hình sự của người thực hiện các hành vi cấu thành tội phạm đó, cụ thể như sau:
Tại Điều 232 Bộ Luật Hình sự quy định về "Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản".
Theo đó, trong cấu thành tội phạm này thì bao gồm các hành vi: Khai thác trái phép rừng sản xuất, Rừng phòng hộ, Rừng đặc dụng; Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ… với giá trị, khối lượng nhất định tùy thuộc vào từng loại gỗ, thực vật ngoài gỗ (thuộc nhóm IA, IIA hay Nhóm thông thường…).
Về hình phạt, khung hình phạt cơ bản tại Luật hình sự về bảo vệ rừng là phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Trường hợp khung hình phạt tăng nặng có thể bị phạt tiền từ 300 triệu đến 1,5 tỷ hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm; thậm chí bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm, tùy thuộc vào hành vi phạm tội cụ thể. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10-50 triệu.
Pháp nhân thương mại cũng có thể bị vi phạm luật hình sự về bảo vệ rừng và bị phạt tiền; đình chỉ hoạt động trong một thời gian xác định và chịu các hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn trong một thời gian nhất định.
Căn cứ Điều 243 BLHS quy định về "Tội hủy hoại rừng".
Theo đó, hành vi khách quan của tội này là hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng là cây chưa được thiết lập hoặc tái sinh thành rừng sản xuất, rừng phòng hộ hoặc rừng chuyên dùng, gây thiệt hại cho lâm sản, thực vật Nhóm IA, Nhóm IIA với khối lượng, giá trị cụ thể tùy từng loại rừng.
Về hình phạt, khung hình phạt cơ bản của tội này là phạt tiền từ 50 triệu đến 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Trường hợp có tình tiết định khung tăng nặng (giá trị, khối lượng lớn hơn mức xác định tùy thuộc vào loại rừng, phạm tội có tổ chức…) thì bị phạt tù từ 3 đến 7 năm tù, thậm chí từ 7 đến 15 năm tù. Ngoài ra, còn có thể chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội, hình phạt chính là phạt tiền, đình chỉ hoạt động trong một thời gian xác định hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn và phạt tiền bổ sung, cấm kinh doanh hoặc cấm đối với một lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn trong một thời gian nhất định.
Ngoài ra, luật hình sự về bảo vệ rừng còn được thể hiện qua nội dung các điều luật quy định tội phạm cụ thể khác như Tội vi phạm quy định về quản lý rừng (Điều 233)… Như vậy, luật hình sự hiện hành đã xác định các hành vi cấu thành nên tội phạm và khung hình phạt cụ thể nhằm bảo vệ rừng, cụ thể như đã phân tích khái quát trên.
Trong trường hợp các hành vi phạm tội của luật hình sự về bảo vệ rừng không có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, họ có thể bị xử phạt vì vi phạm hành chính, cụ thể dựa trên "Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản". (Nghị định quy định chi tiết vi phạm, hình thức xử phạt, mức độ, biện pháp xử lý vi phạm hành chính, xử phạt và thẩm quyền lập hồ sơ vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.)
Cụ thể, Điều 12 của Nghị định này quy định rằng người thực hiện hành vi thu gom lâm sản trong rừng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được phép thực hiện trái với các quy định cho phép xử phạt sau: Trong trường hợp khai thác bất hợp pháp rừng sản xuất, nếu là gỗ thuộc các loài không bị đe dọa, quý và hiếm, sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đến 1.000.000 đồng đối với các hành vi khai thác trái phép dưới 0,3 m3; Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3 m3 đến 0,5 m3 ....
Như vậy, bài viết trên đã cơ bản chỉ ra cho bạn đọc những quy định của pháp luật hình sự về bảo vệ rừng, cụ thể luật hình sự về bảo vệ rừng, xử phạt vi phạm hành chính những hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng, bảo vệ rừng… Nếu có bất kì thăc mắc nào liên quan đến vấn đề này, bạn đọc có thể liên hệ đến Tổng đài số 1900 6512 và nhấn phím 3 của Công ty luật DFC, công ty uy tín và chất lượng hàng đầu để được chuyên viên, luật sư tư vấn giải đáp miễn phí, tận tình.
Mong bài viết trên phần nào giúp ích cho bạn đọc!