Vào những năm cuối thế kỳ XIX - đầu thế kỳ XX, ở Việt Nam đã diễn ra quá trình mở cửa nền kinh tế một cách mạnh mẽ với tốc độ đáng kinh ngạc. Điều này thể hiện kết quả của quá trình đổi mới trên mọi lĩnh vực của Đảng và Nhà nước ta sau sự kiện đổi mới (1986).Và một trong những lĩnh vực được nhà nước ta quan tâm đến chính là lĩnh vực pháp luật nói chung và vấn đề đất đai nói riêng. Luật Đất đai năm 1993 ra đời là một văn bản quy phạm pháp luật đất đai thể hiện tinh thần và ý chí đổi mới một cách toàn diện. Tuy nhiên, sau khi ra đời một thời gian và trong quá trình áp dụng thực tiễn giải quyết các vụ việc thì Luật Đất đai năm 1993 lại bộc lộ những hạn chế và vướng mắc. Chính vì vậy, vào năm 2001 thì Luật Đất đai sửa đổi Luật Đấy đai năm 1993 đã ra đời nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Vậy Luật Đất đai sửa đổi năm 2001 sửa đổi những gì? Sau đây, Chúng tôi – Đội ngũ chuyên viên tư vấn pháp luật trong lĩnh vực đất đai xin gửi tới bạn bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai 1993 năm 2001 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nội dung tư vấn
Luật Đất đai sửa đổi bổ sung năm 2001 được Quốc hội khóa X nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2001 tại kỳ họp thứ 9 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2001. Luật Đất đai sửa đổi bổ sung năm 2001 nhằm sửa đổi bổ sung những quy định trong Luật đất đai hiện hành lúc đó là Luật Đất đai năm 1993.
Theo đó, những nội dung được sửa đổi và bổ sung ở Luật Đất đai sửa đổi bổ sung năm 2001 cụ thể như sau:
- Sửa đổi, bổ sung Điều 12 của Luật Đất đai năm 1993 như sau: Chính phủ quy định khung giá đất cho từng địa phương vào từng thời điểm khác nhau. Theo đó, đây là cơ sở giúp Nhà nước xác định giá đất cho địa phương nhằm thực hiện các nghĩa vụ về thuế và lệ phí;
- Sửa đổi, bổ sung Điều 16 của Luật Đất đai năm 1993 về quy hoạch sử dụng đất như sau: theo đó, Chính phủ lập quy hoạch sử dụng đất trình Quốc hội để thông qua. Các Bộ (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng) lập kế hoạch sự dụng đất trình Chính phủ để thông qua. Ủy ban Nhân dân các cấp trình kế hoạch sử dụng đất ở địa phương mình lên Hội đồng Nhân dân cùng cấp để thông qua;
- Sửa đổi, bổ sung Điều 18 của Luật Đất đai năm 1993 có nội dung về thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai;
- Sửa đổi, bổ sung Điều 19 của Luật Đất đai năm 1993 có nội dung về căn cứ quyết định giao đất, cho thuê đất;
- Sửa đổi, bổ sung Điều 23 của Luật Đất đai năm 1993 có nội dung về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối;
- Sửa đổi, bổ sung Điều 24 của Luật Đất đai năm 1993 về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp và làm muối;
- Bổ sung các Điều 24a, Điều 24b vào Luật Đất đai năm 1993 về các quy định liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thẩm quyền ra quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất;
- Sửa đổi, bổ sung Điều 27 của Luật Đất đai năm 1993 có nội dung về các mục đích thu hồi đất và các chính sách ổn định cuộc sống của người dân sau khi thu hồi đất;
- Sửa đổi, bổ sung Điều 31 của Luật Đất đai năm 1993 có nội dung về thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và Chính phủ quy định cụ thể các quyền của người sử dụng đất;
- Sửa đổi, bổ sung Điều 36 của Luật Đất đai năm 1993 có nội dung về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Bổ sung Điều 78g như sau: Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có quyền thế chấp giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai, thì được thế chấp hoặc bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đó tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;
- Sửa đổi, bổ sung Điều 80 của Luật Đất đai năm 1993 về nội dung quy định về các căn cứ cho thuê đất của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Để các bạn có cái nhìn rõ hơn về những quy định được sửa đổi, bổ sung trong Luật sửa đổi bổ sung một số quy định của Luật Đất đai năm 1993 thì xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 để được giải đáp chi tiết.