Không tự nguyện thi hành án bị xử lý như thế nào?

Luật Sư: Lê Minh Công

14:12 - 16/04/2021

Thi hành án dân sự là hoạt động của chấp hành viên để hiệu lực của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được thực hiện trên thực tế. Thời hiệu thi hành án là bao lâu? Không tự nguyện thi hành án thì bị xử lý như thế nào? Công ty không có khả năng tài chính để thi hành án thì có phải sử dụng tài sản cá nhân để thực hiện nghĩa vụ không?

Không tự nguyện thi hành án bị xử lý như thế nào?
Không tự nguyện thi hành án bị xử lý như thế nào?

Chào Luật sư, hiện tại tôi đang gặp khó khăn như này, mong được Luật sư tư vấn: "Công ty tôi có nợ công ty A khoản nợ 500 triệu đồng và đang không có khả năng thanh toán tại thời điểm Công ty yêu cầu. Vì vậy, Công ty A đã khởi kiện Công ty do tôi đại diện pháp luật và thắng kiện và bản án có hiệu lực pháp luật. Hiện nay, tài chính của công ty tôi đang không có nên chưa thể thanh toán được, Vậy cho tôi hỏi không tự nguyện thi hành án thì bị xử lý như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!"

Luật sư tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn về tổng đài tư vấn pháp luật DFC. Với nội dung câu hỏi của bác, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn pháp lý như sau:

* Căn cứ pháp lý:

- Luật tố tụng dân sự năm 2015.

- Luật Thi hành án dân sự năm 2014.

- Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự

* Nội dung tư vấn:

1. Thời hiệu thi hành án dân sự

*Theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án:

Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án

1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.

2. Công ty không có khả năng tài chính để thi hành án thì có phải sử dụng tài sản cá nhân để thực hiện nghĩa vụ không?

Khi nhận được đơn yêu cầu THA và được phân công cụ thể, chấp hành viên sẽ tiến hành xác minh điều kiện thi hành án. Trên cơ sở kết quả xác minh điều kiện thi hành án của Công ty bạn, chấp hành viên sẽ giải quyết việc thi hành án theo quy định của pháp luật.

Nếu Công ty bạn phải thi hành án không tẩu tán tài sản và thực tế tài sản không có để tự nguyện thi hành án thì chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự quy định tại Điều 13 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự quy định về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án.

----------

Trên đây là ý kiến tư vấn của Công ty Luật DFC về nội dung "Không tự nguyện thi hành án thì bị xử lý như thế nào?" của bạn. Nếu có bất kỳ khó khăn, vướng mắc cần giải đáp, bác vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 để được tư vấn cụ thể.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.