Khi nào thì cha mẹ bị tước quyền nuôi con?

Luật Sư: Lê Minh Công

08:53 - 27/10/2020

Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ đương nhiên chăm sóc con cái. Tuy nhiên, không phải lúc nào quyền và nghĩa vụ đó cũng được đảm bảo. Khi nào cha mẹ bị tước quyền nuôi con? Ngoại tình có bị tước quyền nuôi con không?

Xem thêm: Tôi muốn giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn phải làm như thế nào?

Khi nào thì cha mẹ bị tước quyền nuôi con?

Khi nào cha mẹ bị tước quyền nuôi con?

Hỏi: Chào luật sư. Tôi ly hôn chồng đã được 03 năm và được tòa án xử cho được quyền nuôi con. Con tôi năm nay học lớp 03, vì cô giáo của cháu hay gọi điện về nói cháu ham chơi không chịu học nên có mắng cháu vài câu. Tôi không hề đánh cháu nhưng lúc tôi mắng cháu thì chồng cũ của tôi cũng có ở đấy vì hôm đấy anh ấy sang thăm con. Anh ta bảo tôi đối xử không tốt với con và sẽ đề nghị tòa tước quyền nuôi con của tôi. Luật sư cho tôi hỏi tôi làm như vậy có bị tước quyền nuôi con không? Khi nào thì bị tước quyền nuôi con?

Luật sư tư vấn: Chào bạn, Công ty Luật DFC đã tiếp nhận được tình huống ủy bạn và xin giải đáp như sau.

1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hôn

Theo luật hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nhất định đối với con:

  • Thương yêu tôn trọng ý kiến của con;
  • Chăm sóc giáo dục con, giúp con phát triển một cách lành mạnh cả về thể chất, tinh thần, trí tuệ và đạo đức;
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con nếu con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, mất khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi sống mình;
  • Là người giám hộ hoặc đại diện cho con theo quy định của pháp luật;
  • Cấm các hành vi phân biệt đối xử với con; các hành vi lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất khả năng lao động; các hành vi ép buộc, xúi giục con vi phạm pháp luật, đạo đức.

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ không bị chấm dứt khi cha mẹ ly hôn. Sau ly hôn, cả người trực tiếp nuôi con và không trực tiếp nuôi con đề có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con.

2. Các hành vi cha mẹ có thể bị tước quyền nuôi con 

Nếu như phạm vào một trong các hành vi sau, cha mẹ có thể bị tước quyền nuôi con:

  • Phạm tội và bị kết án về một trong những hành vi sau: cố ý xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của con; vi phạm một cách nghiêm trọng nghĩa vụ chăm sóc giáo dục con;
  • Thực hiện các hành vi phá hoại tài sản của con;
  • Cha, mẹ có lối sống đồi trụy;
  • Có hành vi ép buộc, xúi giục con thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc trái với đạo đức.

Nếu cha mẹ có những hành vi trên, có thể một số cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức sau yêu cầu Tòa án tước quyền nuôi con hoặc hạn chế quyền thăm nuôi con (nếu đã ly hôn):

  • Người thân, họ hàng của con;
  • Các cơ quan quản lý của nhà nước về gia đình;
  • Các cơ quan quản lý của nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Những cơ quan, tổ chức, cá nhân trên khi phát hiện ra những hành vi vi phạm của cha mẹ thì có quyền đề nghị các cơ quan nêu trên yêu cầu tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con. Cha mẹ có thể bị hạn chế quyền đối với con từ 01 đến 05 năm tùy theo mức vi phạm. Khi đó, cha mẹ không được chăm sóc giáo dục, quả lý tài sản hay làm người đại diện cho con. Thời hạn này có thể được tòa xem xét rút ngắn.

Trên đây là bài tư vấn của Luật sư Công ty Luật DFC về vấn đề tước quyền nuôi con. Nếu có thêm thắc mắc, vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn hôn nhân gia đình 1900.6512 để được tư vấn chính xác và tận tình nhất.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.