Hướng dẫn làm thủ tục nhận lại con ruột mới nhất

Luật Sư: Lê Minh Công

11:10 - 29/10/2020

Nhận lại con ruột, con đẻ là quyền của mỗi người. Khi một người muốn nhận lại con ruột thì cần tham khảo những hướng dẫnthủ tục nhận lại con ruột mới nhất của Luật sư DFC sau đây.

Xem thêm: Hướng dẫn về thủ tục sửa giấy khai sinh gốc

Hướng dẫn làm thủ tục nhận lại con ruột mới nhất
Hướng dẫn làm thủ tục nhận lại con ruột mới nhất

Hỏi: Chào Luật sư DFC, tôi đang gặp khúc mắc lớn liên quan đến vấn nhận lại con của mình rất mong được Luật sư tư vấn và giải đáp.

Tôi là bộ đội biên phòng từng hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2015 thì tôi được luân chuyển công tác. Thời điểm đó, tôi có quan hệ tình cảm với một người phụ nữ người Tày ở đó. Điều đáng xấu hổ ở đây là cô gái ấy đã lập gia đình và tôi cũng đã có vợ,con ở Hà Nội. Chúng tôi thường xuyên lén lút quan hệ từ năm 2013 đến thời điểm tôi chuyển công tác đi. Chồng cô ấy là công nhân ở khu công nghiệp tại Bắc Giang chỉ về nhà vào cuối tuần nên chuyện lén lút quan hệ giữa cô ấy và tôi không bị phát hiện cho đến khi tôi rời Hà Giang. Hồi đó, trong một lần do bất cẩn tôi đã không dùng biện pháp bảo vệ khi quan hệ với cô ấy. Một thời gian sau cô ấy có thai, tôi đã bán tín bán nghi về việc mình có là cha đứa trẻ hay không nhưng cô ấy đã phủ nhận và tôi khi đó cũng không đủ can đảm để thừa nhận chuyện này. 5 năm trôi qua kể từ khoảng thời gian đáng xấu hổ đó, tôi vẫn luôn nhớ về cô ấy, luôn ân hận về lỗi lầm của mình. Tôi vẫn thường liên lạc với đồng đội trên đó để nắm được tình hình của cô ấy và 2 tháng trước tôi có nhận được thông tin là cô ấy đã ly dị chồng do chồng cô ấy cũng lén lút quan hệ với người phụ nữ khác ở Bắc Giang. Đứa trẻ giờ được giao cho cô ấy nuôi, tôi đã liên lạc lại với cô ấy để xin xét nghiệm ADN với đứa trẻ nhưng cô ấy không đồng ý. Trước đây cô ấy có gia đình tôi không có lý do để nhận đứa bé, giờ cô ấy đã ly hôn tôi muốn nhận lại đứa trẻ để tiện việc chăm sóc thì phải làm thế nào rất mong được Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn: Rất cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Luật sư DFC chúng tôi để xin tư vấn, đối với tình huống của anh chúng tôi hết sức thông cảm và xin được giải đáp cho anh như sau:

Căn cứ pháp lý:

Trong trường hợp của anh, do đứa trẻ anh muốn nhận là con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân người tình cũ của anh với chồng của cô ấy nên theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014. Nên hiện nay đứa trẻ đã có cha với mẹ thực tế trên giấy khai sinh. Việc anh nghi ngờ và muốn nhận lại đứa trẻ là con của mình theo quy định của Điều 89, Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì anh phải có yêu cầu lên Tòa xác định lại cha cho đứa trẻ.

Tuy nhiên trường hợp đơn giản hơn anh có thể thuyết phục cha và mẹ của đứa trẻ hiện tại đồng ý đến cơ quan hộ tịch để thay đổi cha cho đứa bé từ chồng cũ của người tình anh sang cho anh. Theo em, việc này sẽ dễ dàng và đơn giản hơn vì anh chồng kia đã ly hôn với người tình của anh nên nếu anh nhận lại đứa bé anh ta sẽ không phải tiến hành trợ cấp hàng tháng cho đứa bé. Đây là căn cứ để anh ta sẽ dễ dàng đồng ý với yêu cầu của anh, câu chuyện còn lại sẽ là việc anh thuyết phục mẹ của đứa bé ra cơ quan hộ tịch để tiến hành thay đổi.

1. Căn cứ thủ tục nhận lại con ruột theo quy định tại Điều 25 của Luật hộ tịch 2014 anh cần thực hiện những công việc sau:

Đầu tiên, anh cần có văn bản chứng cứ chứng minh quan hệ cha con của anh với đứa trẻ. Văn bản chứng minh theo quy định Điều 11, Thông tư 15/2015/TT-BTP có thể là những giấy tờ dưới đây:

  • Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định thường là giấy xét nghiệm ADN;
  • Nếu anh không có văn bản trên anh cần xuất trình được thư từ, phim ảnh, băng đồ dùng khác chứng minh mối quan hệ cha, con hoặc anh có thể lập một cái cam đoan giữa cha, mẹ đứa trẻ trên giấy khai sinh với anh. Đồng thuận về việc chuyển quyền làm cha đứa trẻ cho anh.

Tiếp theo, anh cần tống đạt văn bản đó và mẫu đơn xin nhận lại con ruột theo mẫu cơ quan hộ tịch lên cơ quan đăng ký hộ tịch đã cấp giấy khai sinh cho đứa trẻ để tiến hành thay đổi. Anh có thể gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đều được. Bộ phận tiếp nhận sẽ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ nếu đủ điều kiện họ sẽ gửi lại giấy tiếp nhận có ghi rõ ngày, giờ trả kết quả.

Trường hợp anh không thể thuyết phục cha, mẹ đứa trẻ ký vào giấy cam đoan thừa nhận quan hệ cha - con của anh thì anh chỉ còn cách duy nhất là yêu cầu Tòa án nơi đứa trẻ được đăng ký hộ tịch tiến hành nhận lại con cho anh. Khi đó căn cứ duy nhất để Tòa tiến hành công nhận quan hệ cha, con của anh bắt buộc phải là giấy xác định ADN được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.

2. Mẫu đơn xin nhận lại con ruột

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM          

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

******

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ, CON


Kính gửi():.......................................................................................................................................

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ..........................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:................................................................................................................................................

Dân tộc:.................................................................................Quốc tịch:......................................................................

Nơi cư trú(2): ................................................................................................................................................................

Giấy tờ tùy thân (3):......................................................................................................................................

Quan hệ với người nhận cha/mẹ/con(4):...............................................................................................................

Đề nghị Quý cơ quan công nhận người có tên dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên:.........................................................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:................................................................................................................................................

Dân tộc:.................................................................................Quốc tịch:......................................................................

Nơi cư trú (2):...............................................................................................................................................

Giấy tờ tùy thân (3):.............................................................................................

................... của người có tên dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên: ........................................................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:................................................................................................................................................

Dân tộc:.................................................................................Quốc tịch:......................................................................

Nơi cư trú(2): ............................................................................................................................................

Giấy tờ tùy thân(3):........................................................................................................................................................

Tôi cam đoan việc nhận.......................................nói trên là đúng sự thật, tự nguyện, không có tranh chấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

Kính đề nghị Quý cơ quan đăng ký.

   Làm tại..........................................ngày ............tháng............năm............ 

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

..............................

 

 Ý kiến của người hiện đang là mẹ hoặc cha(5)       Ý kiến của người được nhận là cha, mẹ, con(6)

 

 

 

 

Tài liệu gửi kèm theo Tờ khai:

.................................................................

.................................................................

.................................................................

 

Chú thích:

 

(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký;

(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân  hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004);

(4) Chỉ cần thiết trong trường hợp người khai không đồng thời là người nhận cha/mẹ/con;

(5) Chỉ cần thiết trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên hoặc người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, ghi ý kiến của người là cha nếu mẹ là người yêu cầu, ý kiến người mẹ nếu cha là người yêu cầu (trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự);

(6) Chỉ cần thiết trong trường hợp người được nhận là trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên.

Trên đây là phần trả lời của Luật sư DFC chúng tôi đối với tình huống pháp lý mà anh đang gặp phải. Hy vọng phần giải đáp sẽ giúp đỡ anh sớm hoàn thành thủ tục nhận lại con ruột, trong trường hợp anh gặp bất cứ khó khăn nào trong quá trình nhận con lại vui lòng liên hệ về Tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 để được tư vấn tốt nhất.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.