Chủ đầu tư không ký quyết toán thì nhà thầu có thanh toán được không?

Luật Sư: Lê Minh Công

15:00 - 25/02/2021

Chủ đầu tư không ký quyết toán thì nhà thầu có thanh toán được không? Những khó khăn, thuận lợi trong việc thanh toán hợp đồng được giải quyết như thế nào?

Chủ đầu tư không ký quyết toán thì nhà thầu có thanh toán được không?Chủ đầu tư không ký quyết toán thì nhà thầu có thanh toán được không?

Công ty CP xây lắp JK ký hợp đồng thi công xây dựng phần cọc khoan nhồi tại Trung tâm thương mại cho chủ đầu tư là Công ty CP Kinh doanh phát triển nhà. Tổng giá trị hợp đồng là 2,3 tỷ, điều kiện thanh toán đến 100% giá trị công trình khi hai bên ký thi công hoàn tất và ban giao hạng mục công trình cho Chủ đầu tư.

Thực hiện hợp đồng trên, nhà thầu đã tiến hành thi công đầy đủ sản lượng, đúng tiến độ như hợp đồng quy định. Tổng giá trị sản lượng công trình Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu 1,8 tỷ; số tiền còn lại 500.000.000đ chủ đầu tư đã đưa ra nhiều lý do để từ chối thanh toán, trong đó có lý do công trình chưa được quyết toán nên chưa trả cho nhà thầu. Sau nhiều lần đàn phán, thương thảo không được; Công ty CP xây lắp JK tìm đến gặp luật sư DFC để tư vấn trợ giúp.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ tài liệu, và sau quá trình trao đổi, phản biện để nắm rõ bản chất sự việc; Luật sư DFC chúng tôi đưa ra một số nhận định và hướng giải quyết cho khách hàng như sau:

1. Nhận định khó khăn, thuận lợi của hồ sơ vụ việc

+ Khó khăn:

Thứ nhất, về quy định điều kiện thanh toán trong hợp đồng: Hợp đồng quy định về điều kiện thanh toán khi bên nhà thầu thi công xong khối lượng công việc và bàn giao hạng mục công trình cho chủ đầu tư. Hiện tại hồ sơ hai bên chưa có biên bản bàn giao hạng mục công trình đưa vào sử dụng. Nên về thủ tục hồ sơ, nhà thầu chưa đáp ứng điều kiện, do đó chủ đầu tư có lý do để từ chối kéo dài thời gian thanh toán.

Thứ hai, về trách nhiệm quyết toán công trình; hợp đồng quy định nhà thầu thi công có trách nhiệm quyết toán công trình cho chủ đầu tư.  Cũng căn cứ vào hồ sơ hiện có, hiện tại công trình cũng chưa được hai bên ký hồ sơ quyết toán. Mặc dù trong quá trình triển khai thi công, bộ hồ sơ quyết toán nhà thầu đã tiến hành lập và đã gửi cho chủ đầu tư rất nhiêu lần; nhưng cho đến nay chủ đầu tư không có bất kỳ phản hồi gì về việc quyết toán này. Do đó, đến thời điểm này nhà thầu cũng chưa được chủ đầu tư ký hồ sơ quyết toán, điều đó có nghĩa, nhà thầu vẫn chưa hoàn thành hết trách nhiệm.

Trong quá trình làm việc triển khai, nhà thầu chủ yếu làm việc với đơn vị cấp dưới, trong khi đó đơn vị cấp dưới không có điều kiện tài chính, không có sức ép, thậm chí hiện tại đơn vị cấp dưới và chủ đầu tư đang còn đùn đẩy, thoái trách nhiệm cho nhau.

+ Thuận lợi:

Thứ nhất, căn cứ vào quá trình tạm ứng thanh toán thực tế cho thấy, chủ đầu tư là đơn vị trực tiếp thanh toán cho nhà thầu, không phải đơn vị cấp dưới thanh toán vì đơn vị cấp dưới không phải là đơn vị có tư cách pháp nhân, không có tài khoản riêng và hạch toán độc lập.

Thứ hai, Chủ đầu tư đã đưa công trình vào sử dụng được hơn một năm; chủ đầu tư đã khai thác kinh doanh, đã phát sinh doanh thu từ  việc chuyển nhượng, cho thuê diện tích mặt bằng kinh doanh của Trung tâm thương mại này. Qua tìm hiểu được biết, nguyên nhân chính chủ đầu tư không muốn thanh toán cho nhà thầu vì công trình này là chủ đầu tư đã giao khoán cho một đơn vị cấp dưới chịu trách nhiệm thuê các đơn vị về thi công, triển khai công việc. Công ty cho rằng tiền giao khoán công ty đã thanh toán hết cho đơn vị cấp dưới để cấp dưới trả cho các đơn vị thi công; tuy nhiên nay do nội bộ bất đồng, không thống nhất nên muốn đùn đầy trách nhiệm thanh toán cho nhau.

2. Tư vấn định hướng giải quyết

- Trước hết, nhà thầu đến làm việc với đơn vị cấp dưới, lâp biên bản yêu cầu đơn vị cấp dưới xác nhận chất lượng, sản lượng công việc nhà thầu thực hiện. Đề nghị đơn vị cấp dưới xuất trình hợp đồng hoặc thỏa thuận giao khoán giữa công ty mẹ và công ty con  Đặc biệt, cần yêu cầu công ty con giải thích rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ thanh toán hợp đồng này.

- Thứ hai, trên cơ sở làm việc và được lập biên bản với công ty con, nhà thầu cần chuẩn bị phương án làm việc với công ty mẹ-chủ đầu tư. Trường hợp chủ đầu tư đồng ý nhận trách nhiệm thanh toán, nhưng chỉ hứa hẹn mà không thực hiện. Khi đó nhà thầu cần lập biên bản, yêu cầu chủ đầu tư xác nhận giá trị còn phải thanh toán và kế hoạch trả nợ. Nếu chủ đầu tư không trả tiền, và tìm các lý do khác nhau không muốn xác nhận nghĩa vụ trả nợ; nhà thầu khi đó cũng chuẩn bị các phương án mạnh mẽ, quyết liệt hơn để gấy sức ép cho chủ đầu tư.  

- Trường hợp chủ đầu tư, từ chối và trả lời rằng không có trách nhiệm thanh toán; nhà thầu chuẩn bị các phương án quyết liệt, mạnh mẽ hoặc phải chuẩn bị thủ tục hồ sơ khởi kiện ra tòa, khi đó mới hy vọng với sức ép ở tòa án, nhà thầu mới có thể thay đổi thái độ, thiện chí hợp tác cho nhà thầu.

Trên đây là toàn bộ nội dung nhận định pháp lý và định hướng giải quyết của luật sư DFC. Sau khi nắm được thông tin định hướng của luật sư, sau quá trình đàm phán không thành công với chủ đầu tư; nhà thầu quyết định khởi kiện chủ đầu tư và mời DFC là đơn vị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước tòa.

DFC đã tiến hành khởi kiện và làm đơn yêu cầu thi hành bản án. Kết quả cuối cùng, bị đơn không những phải hoàn trả số tiền gốc còn lại nêu trên mà còn phai thanh toán thêm một phần tiền lãi cho nhà thầu.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.