Chồng bạo hành vợ, bạo lực gia đình bị xử phạt như thế nào?

Luật Sư: Lê Minh Công

10:26 - 12/10/2020

Hành vi bạo lực gia đình thì bị xử phạt như thế nào? Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi tiến hành kết hôn của một nam và một nữ. Hôn nhân có mục đích nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.

Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ ly hôn vui lòng liên hệ 19006512 để được luật sư của DFC tư vấn.

Bạo lực gia đình

Tư vấn vấn đề bạo lực gia đình - 19006512

Khi không đạt được mục đích của hôn nhân hoặc gặp các vấn đề trong hôn nhân, một trong hai bên có quyền yêu cầu ly hôn. Bạo lực gia đình là một trong những vấn đề dẫn đến tình trạng ly hôn vì bị chồng đánh xảy ra nhiều trong xã hội hiện nay, và việc bạo hành gia đình chồng đánh vợ là hành vi phổ biến nhất. Đây là một hành động cần ngăn chặn nhanh để tránh gây ảnh hưởng tới các nhân, gia đình và xã hội. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hành vi bạo lực gia đình của người chồng? Để tìm câu trả lời cho câu hỏi "Mức xử phạt đối với hành vi bạo lực gia đình?", mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư DFC - 19006512.

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn

Bạo lực gia đình không phải là vấn đề mới mới xuất hiện gần đây nhưng luôn là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội. Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, có nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc giúp đỡ nhau, phải tôn trọng danh dự nhân phẩm, uy tín của nhau. Vợ chồng có nghĩa vụ tôn trọng nhau theo quy định của pháp luật, vì vậy, hành vi bạo lực của người chồng đã vi phạm luật định.

1. Hành vi bạo lực gia đình là gì?

Theo Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007, các hành vi được coi là bạo lực gia đình bao gồm:

  • Đánh đập, hành hạ, ngược đãi hoặc có các hành vi khác cố ý xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng;
  • Lăng mạ hoặc cố ý xúc phạm danh dự nhân phẩm;
  • Cố ý gây áp lực tâm lý thường xuyên gây hậu qua nghiêm trọng hoặc cô lập, xa lánh, xua đuổi;
  • Ngăn cản việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình;
  • Cưỡng ép quan hệ tình dục;
  • Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc ngăn cản việc kết hôn tự nguyện;
  • Có hành vi chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc những hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
  • Cưỡng ép, bắt buộc thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  • Có các hành vi trái pháp luật bắt buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Bạo lực gia đình bị xử phạt như thế nào? 

2. Mức xử phạt hành vi bạo lực gia đình

Việc người chồng có các hành vi bạo lực gia đình như đánh đập, xúc phạm hay có các hành vi làm ảnh hưởng đến người vợ thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Theo điều 49 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì hành vi bạo lực gia đình có thể bị xử phạt như sau:

*Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau:

+ Ngăn cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, không cho gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;

+ Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền được làm việc;

+ Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh;

+ Có hành vi ngăn cản việc thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con theo quyền và nghĩa vụ của các thành viên trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án;

*Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi:

+ Buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật;

+ Không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng;

*Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi bạo lực gia đình sau:

+ Có các hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên trong gia đình;

+  Cưỡng ép bắt buộc thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình;
  • Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi bạo lực gia đình sau:

+ Gây thương tích cho thành viên gia đình bởi các vật dụng, công cụ hoặc phương tiện nào đó;

+ Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối;

+ Có các hành vi đối xử tện với thành viên trong gia đình như bỏ đói, không cho ăn uống, bắt chịu rét chịu lạnh, mặc rách, cấm hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

+ Có hành vi bỏ mặc người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ, không chăm sóc nếu thành viên cần được chăm sóc;

+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên trong gia đình thông qua việc phát tán hoặc tiết lộ tư liệu, bí mật đời tư;

+ Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;

3. Bạo lực gia đình còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Ngoài ra, theo Bộ luật hình sự 2015, nếu trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình gây thương tích nặng cho vợ thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích. Nếu tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Nếu người chồng đối xử tàn ác hoặc làm nhục vợ nếu không thuộc trường hợp tội ngược đãi hoặc hành hạ người thân theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Tội ngược đãi theo định của bộ luật hình sự mà thường xuyên làm nạn nhân bị đau đớn về thể xác và tinh thần, đã bị xử phạt vi phạm hành chính rồi mà vẫn tái phạm thì thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Tùy vào mức độ bạo lực của người chồng mà có thể có các biện pháp xử lý khác nhau. Pháp luật cũng ngày càng hoàn thiện để bảo vệ người vợ cũng như các nạn nhân của bạo lực gia đình.

Bài viết trên đã đề cập đến vấn đề người chồng bạo hành vợ cũng như các mức xử phạt hành vi bạo lực gia đình. Nếu có thêm thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật 1900.6512 của Công ty Luật DFC để được tư vấn một cách nhiệt tình và chính xác nhất.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.