Bản cáo bạch là gì? Nội dung cơ bản của bản cáo bạch

Luật Sư: Lê Minh Công

15:38 - 12/05/2021

Về những thắc mắc của nhiều bạn đọc liên quan đến Bản cáo bạch, Công ty Luật DFC xin được giải đáp những thắc mắc của bạn thông qua bài viết sau:

1. Bản cáo bạch là gì?

Bản cáo bạch là gì?
Bản cáo bạch là gì?

Bản cáo bạch là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử trong đó nội dung là công khai những thông tin khách quan, trung thực, chính xác liên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành. 

Theo thông thường, một công ty trước khi phát hành chứng khoán sẽ phải lập cáo bạch để Ủy ban chứng khoán nhà nước xem xét, đó chính là Bản cáo bạch sơ bộ. Sau khi đã được Ủy ban chứng khoán chấp thuận thì đó sẽ được coi là Bản cáo bạch chính thức.

Ngoài ra, khi thực hiện chào bán chứng khoán, công ty phát hành thường cung cấp bản cáo bạch tóm tắt để tóm gọn lại những nội dung chính bên cạnh cáo bạch chính thức. Tuy nhiên nội dung, hình thức của bản tóm tắt vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định của Ủy ban chứng khoán nhà nước.

2. Nội dung cơ bản của bản cáo bạch

a) Đối với trường hợp việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng, Bản cáo bạch sẽ bao gồm các nội dung sau đây:

– Các thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành bao gồm Hoạt động kinh doanh, tài sản mô hình tổ chức bộ máy, tình hình tài chính và các thành phần: Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và cơ cấu cổ đông (nếu có);

– Các thông tin về đợt chào bán và chứng khoán chào bán bao gồm tất cả: điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi phát hành chứng khoán, phương án phát hành và sử dụng tiền thu được từ đợt chào bán;

Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong hai năm gần nhất theo quy định của pháp luật;

– Các thông tin khác quy định trong mẫu cáo bạch.

b) Đối với trường hợp chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng, Bản cáo bạch sẽ bao gồm các nội dung sau đây:

– Thông tin về loại hình và quy mô quỹ đầu tư chứng khoán;

– Thông tin về: mục tiêu đầu tư, chiến lược đầu tư, phương pháp và quy trình đầu tư, hạn chế đầu tư, các yếu tố rủi ro của quỹ đầu tư chứng khoán;

– Những nội dung tóm tắt cơ bản của dự thảo Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;

– Dự kiến phương án phát hành chứng chỉ quỹ và thông tin hướng dẫn tham gia đầu tư vào quỹ đầu tư;

– Thông tin tóm tắt về công ty quản lý quỹ đầu tư, ngân hàng giám sát và quy định về giao dịch với người có liên quan của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát;

– Các thông tin khác quy định trong mẫu cáo bạch.

3. Quy định về chữ ký trong Bản cáo bạch

– Đối với việc chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng, Bản cáo bạch phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và người đại diện theo pháp luật của tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có). Trường hợp ký thay phải có giấy ủy quyền.

– Còn đối với việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng thì cũng phải có chữ ký của các thành phần như ở đối với việc chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng, tuy nhiên cần thêm chữ ký Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành (nếu có).

Trên đây là nội dung tư vấn của đội ngũ Luật sư DFC cho vấn đề “Bản cáo bạch”. Nếu có thêm bất kì thắc mắc hay cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: luatsudfc@gmail.com hoặc gọi điện tới số điện thoại 1900.6512 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất. 

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.