Trọng tài thương mại là gì? Các trường hợp thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu?

Luật Sư: Lê Minh Công

10:55 - 17/04/2021

Khái niệm trọng tài thương mại là gì? Quy định của pháp luật hiện hành về Trọng tài thương mại. Được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? 

Trọng tài thương mại là gì?
Trọng tài thương mại là gì? Các trường hợp thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu?

1. Khái niệm Trọng tài thương mại là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2010 được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận trong Hợp đồng và được thực hiện tuân thủ theo quy định của Luật trọng tài hiện hành. 

Trọng tài thương mại sẽ giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại hoặc tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng thỏa thuận Trọng tài.

2. Hình thức của Thỏa thuận trọng tài

Theo quy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: “Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng”. Theo đó, thỏa thuận trọng tài thể hiện dưới hai hình thức:

- Thứ nhất, điều khoản trong hợp đồng: Các bên kí kết hợp đồng đồng thời ghi nhận luôn về việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại là một điều khoản trong hợp đồng đó.

Ví dụ: Công ty A và công ty B kí hợp đồng mua bán hàng hóa, tại Điều 23 hợp đồng này chỉ rõ: “Mọi tranh chấp có liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng Trọng tài thương mại”.

- Thứ hai, thỏa thuận riêng: Các bên tham gia hợp đồng không chấp nhận việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại như một điều khoản của hợp đồng mà chấp thuận thỏa thuận này vào một văn bản hoàn toàn tách biệt với tên của thỏa thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng trọng tài thương mại đã ký trước đó.

Ví dụ: Công ty A và công ty B nêu trên ký thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại về các vấn đề phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai công ty nêu trên.

Mặt khác, thỏa thuận Trọng tài thương mại không thể tồn tại dưới hình thức lời nói hoặc hành vi mà phải được xác lập dưới hình thức văn bản. Các dạng văn bản sau được pháp luật ghi nhận:

+ Thỏa thuận được xác lập thông qua việc trao đổi giữa các bên bằng điện tín, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

+ Thỏa thuận được xác lập thông qua việc trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;

+ Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền lập thành văn bản theo yêu cầu của các bên;

+ Trong giao dịch, các bên viện dẫn một tài liệu thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, văn bản, điều lệ công ty và các tài liệu tương tự khác;

+ Thông qua việc trao đổi yêu cầu và tự bào chữa cho thấy sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

3. Các trường hợp thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu

Thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu trong các trường hợp quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài Thương mại 2010:

+ Người lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Người sáng tạo không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền.

+ Người lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự.

+ Hình thức của thỏa thuận không phù hợp với quy định trên.

+ Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, ép buộc trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài mà có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

+ Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung phổ biến kiến thức pháp luật của Công ty Luật DFC về Khái niệm trọng tài thương mại là gì. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nhằm mục đích thương mại gửi đến bạn đọc. Mọi thông tin chi tiết, mời bạn liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006512 để được hướng dẫn chi tiết nhất.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.