Cán cân thương mại (Balance of payment) thuộc một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào. Ở bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc trả lời các câu hỏi cán cân thương mại là gì? Một số nguyên tắc thành lập, thời hạn và vai trò cũng như các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại.
Tổng quan về cán cân thương mại
Về bản chất, cán cân thương mại chính là bảng kê kế toán, mà những thông tin được cung cấp trên đó có liên quan đến luồng vận động về dịch vụ, hàng hóa, tư bản,… của quốc gia đó với những quốc gia khác trong một khoảng thời gian nhất định.
* Những giao dịch nào có thể được thực hiện bởi những tổ chức, cá nhân trong nước với những tổ chức, cá nhân nước ngoài?
Những thanh toán được tổ chức, cá nhân trong nước thanh toán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được ghi vào bên nợ, và ngược lại, những thanh toán được tổ chức, cá nhân nước ngoài thanh toán cho tổ chức, cá nhân trong nước được ghi bào bên có. Cán cân thương mại phản ánh một cách rõ nét sự chênh lệch giữa những khoản thu từ hoạt động xuất khẩu và khoản chi từ hoạt động nhập khẩu.
Tại Việt Nam, Nghị định số 16/2014/NĐ-CP về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đã quy định khá chi tiết về cán cân thương mại (hay chính là cán cân thanh toán quốc tế).
Khoản 2 Điều 3 Nghị định 16/2014 quy định: “Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam (sau đây gọi tắt là cán cân thanh toán) là báo cáo thống kê tổng hợp các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định.”
Công thức tính: Cán cân thương mại = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu
Trong trường hợp giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu thì có thể nói đó chính là sự thâm hụt của cán cân thương mại.
- Phù hợp với thông lệ quốc tế về thống kê cán cân thanh toán và điều kiện thực tiễn của Việt Nam
- Đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán là đồng đô la Mỹ (USD)
- Tỷ giá quy đổi đồng Việt Nam (VND) sang USD là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.
* Quy đổi các ngoại tệ sang USD được thực hiện như sau:
Trước tiên, phải quy đổi ngoại tệ sang VND theo tỷ giá tính chéo của VND so với loại ngoại tệ đó (do Ngân hàng Nhà nước công bố để tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu áp dụng trong kỳ báo cáo);
Sau đó, việc quy đổi từ VND sang USD được thực hiện theo tỷ giá quy định tại Khoản 3 Điều này.
- Thời điểm thống kê các giao dịch là thời điểm thay đổi quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú.
- Giá trị của giao dịch được xác định theo nguyên tắc thị trường tại thời điểm giao dịch.
- Cán cân thanh toán được lập và phân tích theo định kỳ quý, năm.
- Thời hạn báo cáo cán cân thanh toán:
- Cán cân thanh toán quý được lập và phân tích trong thời gian 45 ngày kể từ khi kết thúc quý báo cáo;
- Cán cân thanh toán năm được lập và phân tích trong thời gian 60 ngày kể từ khi kết thúc năm báo cáo.
- Thể hiện được cung cầu tiền tệ của một quốc gia, đồng thời nó cũng thể hiện được sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền nội địa với các đồng tiền khác, từ đó cho thấy được khả năng cạnh tranh của quốc gia đó trên trường quốc tế.
- Giúp các quốc gia có cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế vĩ mô, biết được liệu quốc gia đang chi tiêu như thế nào từ đó đưa ra những chính sách cũng như những phương án để điều chỉnh kịp thời và hiệu quả để đảm bảo nền kinh tế.
- Tỷ giá hối đoái
- Chính sách tài chính
- Lạm phát tăng cao
- Chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư
- Thâm hụt ngân sách nhà nước
- Chênh lệch giữa nhập khẩu – xuất khẩu
- Chính sách thuế
Trên đây là toàn bộ nội dung mà Công ty Luật DFC gửi tới bạn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung "Tổng quan về cán cân thương mại" bạn có thể liên hệ qua hotline 1900.6512 để được luật sư tư vấn trực tiếp, miễn phí.
Xem thêm: Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu
LS. Lê Minh Công