Trong kinh doanh thương mại để giải quyết tranh chấp người ta thường áp dụng 02 phương án chính là: Giải quyết tranh chấp thông qua con đường tòa án và giải quyết tranh chấp thông qua con đường trọng tài thương mại. Vậy sự khác nhau giữa 02 phương thức này như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết so sánh trọng tài và tòa án dưới đây của chúng tôi. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006512 để được tư vấn luật miễn phí.
So sánh trọng tài và tòa án - Giống nhau và khác nhau như thế nào?
Giữa tòa án và trọng tài có những sự khác biệt rất rõ về mặt tính chất pháp lý của mỗi loại cơ quan này. Tòa án là cơ quan tư pháp của nhà nước nằm trong nhánh cơ quan tư pháp.
Trong quá trình tiến hành tố tụng, tòa án được quyền nhân danh Nhà nước để thực hiện xem xét và xử lý vi phạm pháp luật nhằm mục đích duy trì trật tự công cộng và để thực hiện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà kinh doanh.
Trong khi đó, về phía các trung tâm trọng tài đều tồn tại với tư cách là một trong những tổ chức phi chính phủ, một tổ chức mang bản chất là xã hội – nghề nghiệp.
*Thẩm quyền theo vụ việc:
Dưới góc độ về mặt thẩm quyền theo các vụ việc, thực tế cho thấy tòa án thường được có thẩm quyền rộng rãi hơn so với trung tâm trọng tài. Tòa án đều có thẩm quyền giải quyết gần như hầu hết tất cả các tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh. Trong khi đó, khác với phía tòa án, thẩm quyền của trọng tài chỉ có thể thay đổi, hoặc bị thu hẹp lại tùy theo từng các trung tâm trọng tài.
*Thẩm quyền theo khu vực, lãnh thổ:
Đối với phía tòa án, không phải bất kỳ vụ tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh nào cũng được phía tòa tiến hành thụ lý giải quyết. Đơn kiện sẽ chỉ được tòa án thực hiện thụ lý giải quyết khi đơn được chuyển đến nơi tòa án có đúng thẩm quyền để giải quyết.
Ngược lại, đối với trong tố tụng trọng tài sẽ không đặt ra các vấn đề về thẩm quyền hay về mặt lãnh thổ. Các bên đang tranh chấp sẽ có quyền được lựa chọn đối vpowis bất cứ trung tâm trọng tài nào để tiến hành giải quyết cho mình theo ý muốn và sự tín nhiệm của họ.
Trong tố tụng trọng tài, trọng tài sẽ chỉ xét xử một lần các việc tranh chấp lĩnh vực kinh doanh. Phán quyết của phía trọng tài là quyết định mang tính chung thẩm, có hiệu lực để thi hành, không thể bị kháng cáo, kháng nghị.
Trong khi đó, trong tố tụng của tòa án có nhiều cấp xét xử khác nhau từ cấp sơ thẩm đến phúc thẩm, trong một số trường hợp nhất định phán quyết của tòa án còn có thể được tiến hành xem xét lại theo các thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.
Tố tụng của trọng tài không có nguyên tắc thực hiện việc xét xử tập thể như trong tố tụng của tòa án.
Việc lựa chọn một hay nhiều trọng tài viên để thực hiện giải quyết tranh chấp cho phía mình là quyền lợi của các bên thực hiện tranh chấp, pháp luật không thực hiện can thiệp.
Pháp luật chỉ tiến hành can thiệp vào vấn đề này khi các bên không thể thực hiện thỏa thuận được với nhau về các cách thức lựa chọn đối với trọng tài viên mà thôi.
Trong tố tụng tòa án, Việc xét xử của bên tòa án không chỉ có mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự mà còn có ý nghĩa để giáo dục việc tuân theo quy định của pháp luật.
Trong khi đó, trong tố tụng của trọng tài, mọi tình tiết và kết quả đều không được tiến hành công bố và công khai nếu không được sự đồng thuận từ các bên.
Xuất phát từ các nhu cầu thực tiễn là phải bảo vệ một cách cực kỳ nghiêm ngặt về các bí mật nghề nghiệp của các bên kinh doanh mà pháp luật hiện nay không bắt buộc thực hiện với các phiên họp để xét xử trọng tài phải tiến hành công khai.
Ở cả hai hình thức thực hiện tố tụng này, việc tiến hành xét xử tranh chấp đều được kết thúc bằng việc ban hành ra bản án, quyết định của phía tòa án hoặc phán quyết trọng tài. Nhưng các phán quyết của phía trọng tài và bản án, quyết định của tòa án trong nhiều trường hợp cũng phải có những điểm khác nhau nhất định.
Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về việc so sánh trọng tài và Tòa án của Công ty Luật DFC mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006512 để được hướng dẫn chi tiết nhất.
LS. Lê Minh Công