Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường xuyên ký kết các hợp đồng mua bán, hợp đồng kinh tế và các loại hợp đồng chuyên biệt khác. Tuy nhiên quá trình thực hiện hợp đồng thường xảy ra tình trạng mâu thuẫn mà phổ biến nhất là về nghĩa vụ thanh toán. Theo đó một bên trong quan hệ hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thời hạn trả nợ. Dẫn đến nhu cầu thu hồi công nợ của doanh nghiệp. Để có thể thu hồi công nợ hiệu quả, bên thu hồi nợ cần phải biết có những điều nên và không nên làm trong thu hồi nợ. Vậy đâu là điều không nên làm khi thực hiện hoạt động thu hồi nợ? Bài viết dưới đây Luật DFC sẽ chia sẻ về vấn đề này.
Đây là việc làm đầu tiên mà doanh nghiệp cần tránh khi tiến hành thu hồi công nợ. Điều tối kị là doanh nghiệp không nên tìm đến xã hội đen để tiến hành thu hồi công nợ. Việc thực hiện những hành vi này không những không có hiệu quả mà còn khiến bên có quyền bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vậy những hành vi thu hồi công nợ nào là bất hợp pháp? Dưới đây là một số hành vi điển hình:
Với sự phát triển của mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng để đăng tải công khai các thông tin về các hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của khách nợ trên mạng xã hội. Mục đích của hành động này là hy vọng với sức ép từ cộng đồng sẽ khiến khách nợ thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Tuy nhiên, hành vi này đã vi phạm quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và phía khách nợ hoàn toàn có thể khởi kiện về hành vi này.
Nguyên nhân dẫn đến hành vi này thường là do khách nợ không chịu thanh toán khoản nợ khiến doanh nghiệp bị tổn thất và ảnh hưởng nặng nề. Dẫn đến việc mất kiểm soát cảm xúc và sử dụng các ngôn từ tiêu cực để nói về khách nợ trong các bài đăng trên mạng xã hội. Trên thực tế, cũng có nhiều trường hợp doanh nghiệp thường xuyên có những hành vi chửi bới, lăng mạ danh dự, nhân phẩm một cách trực tiếp tại các cơ sở kinh doanh hoặc thậm chí là nơi ở cá nhân của bên khách nợ. Điều này là vi phạm quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015 và doanh nghiệp có thể phải bồi thường thiệt do xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này.
Đây là hành vi hoàn toàn bị cấm thực hiện. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp thực hiện các biện pháp vũ lực tạo nên các chấn thương vật lý đối với khách nợ có thể là một trong các yếu tố cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và có khả năng chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này.
Đây là yếu tố quan trọng nhất, trực tiếp quyết định kết quả của việc thu hồi công nợ. Bởi nếu khách nợ không có khả năng thanh toán thì dù doanh nghiệp có áp dụng biện pháp gì cũng không thể thu hồi công nợ thành công.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp không tiến hành công việc này mà khởi kiện luôn khách nợ ra Tòa án hoặc Trọng tài. Kết quả là, dù doanh nghiệp có thắng kiện nhưng lại bị mắc kẹt ở giai đoạn thi hành án vì khách nợ lúc này không có tài sản, tiền để trả khoản nợ. Doanh nghiệp lúc này vừa không thu hồi được nợ vừa mất thêm tiền, thời gian, công sức ở giai đoạn khởi kiện.
Trên đây là những điều doanh nghiệp không nên làm khi tiến hành thu hồi công nợ. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng về việc sử dụng các biện pháp pháp lý cần thiết trong quá trình thu hồi công nợ nhằm tránh khỏi những hậu quả pháp lý không đáng có và tăng khả năng thu hồi được khoản nợ.
An toàn nhất là tìm đến sự cố vấn từ những Luật sư am hiểu pháp luật và có nhiều kinh nghiệm trong mảng tư vấn pháp lý về thu hồi công nợ. Luật DFC tự hào là công ty luật với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đã hỗ trợ hàng ngàn khách hàng gồm cả doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thu hồi công nợ thành công. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho khách hàng dịch vụ pháp lý tối ưu và hiệu quả, đúng pháp luật với tỉ lệ thắng cao nhất. Liên hệ ngay số điện thoại 0913.348.538. để được hỗ trợ.