Một trong những phương thức giúp doanh nghiệp thu hồi được các khoản công nợ khó đòi đó là khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài thương mại. Theo đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết để đảm bảo việc tranh tụng đạt hiệu quả và bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, quá trình khởi kiện có một số điều cần lưu ý đối với doanh nghiệp. Bài viết dưới đây của Luật DFC sẽ cùng doanh nghiệp tìm hiểu về vấn đề này.
Khi khởi kiện để thu hồi công nợ, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý đến thời hiệu khởi kiện. Lời khuyên cho các doanh nghiệp là ngay khi đã gặp gỡ, trao đổi và thực hiện việc thương lượng với khách nợ nhưng vẫn không thu hồi được công nợ, doanh nghiệp cần nghĩ ngay đến phương án khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện được hiểu là thời hạn mà doanh nghiệp có thể khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, sau khi hết thời hạn này thì doanh nghiệp mất quyền khởi kiện. Căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về hợp đồng là 3 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Còn đối với các tranh chấp thương mại, nhìn chung thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp này là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Một vấn đề khác mà doanh nghiệp cần quan tâm sau khi khởi kiện yêu cầu khách nợ trả nợ, đó chính là khả năng thu hồi được nợ trên thực tế. Sau khi có bản án của Toà án hoặc phán quyết của Trọng tài thì vấn đề cần quan tâm là khả năng thi hành bản án hoặc phán quyết đó. Bởi lẽ việc có thu hồi được nợ hay không vẫn còn phụ thuộc vào ý chí tự nguyện của bên nợ. Vì vậy trong một số trường hợp cần phải áp dụng các phương pháp thi hành án như lệnh tịch biên tài sản hay biện pháp phá sản doanh nghiệp thì mới có thể thu hồi được các khoản nợ xấu. Trong trường hợp doanh nghiệp thấy khách nợ đang có những hành vi tẩu tán tài sản thì cần yêu cầu cơ qua có thẩm quyền thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời để tránh việc tẩu tán tài sản thực hiện nghĩa vụ của bên nợ.
Hiện nay có rất nhiều công ty/văn phòng Luật cung cấp dịch vụ tư vấn thu hồi công nợ. Tuy nhiên doanh nghiệp cần sáng suốt để lựa chọn được một địa chỉ uy tín để tránh mất thời gian và đảm bảo việc thu hồi nợ thành công trên thực tế. Một tiêu chí hàng đầu khi chọn công ty/văn phòng luật sư đó là lựa chọn nơi uy tín và có nhiều kinh nghiệm cũng như nhận được phản hồi tốt từ các doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ. Bởi vì chỉ những công ty/văn phòng luật như vậy mới có các luật sư giỏi về tranh tụng thu hồi công nợ, sẽ đưa ra cho khách hàng một chiến lược, quy trình thu hồi công nợ hợp pháp, hợp lý và hiệu quả với nhu cầu của từng doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đã nhiều lần liên hệ nhưng khách nợ vẫn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán như thỏa thuận. Lúc này, nhiều doanh nghiệp bắt đầu có những hành vi, lời nói lăng mạ, chửi bới, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của khách nợ, thậm chí là đe dọa sử dụng bạo lực đối với bên có nghĩa vụ trả nợ. Điều này là vi phạm quy định của pháp luật và không có hiệu quả trong việc thu hồi công nợ. Phía khách nợ hoàn toàn có thể báo cơ quan công an để xử lý hành vi này của doanh nghiệp.
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản từ các cơ sở đào tạo luật hàng đầu, DFC tự hào là công ty luật cung cấp dịch vụ tư vấn thu hồi công nợ uy tín tại Việt Nam. Với hơn 20 năm hoạt động, chúng tôi đã đồng hành và hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp trên cả nước thu hồi được các khoản công nợ của mình.
Dưới đây là những lý do doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý thu hồi công nợ của Luật DFC:
Để hỗ trợ doanh nghiệp thu hồi công nợ, Luật DFC sẽ tiến hành các công việc cụ thể như sau:
Nếu doanh nghiệp bạn đang gặp khó khăn trong việc thu hồi công nợ và mong muốn tìm dịch vụ luật sư tư vấn thu hồi công nợ hiệu quả, hãy liên hệ ngay với Luật DFC. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho Doanh nghiệp dịch vụ pháp lý tối ưu và hiệu quả, đúng pháp luật, hạn chế tối đa các rủi ro pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện. Liên hệ ngay số điện thoại 0913.348.538. để được hỗ trợ.