Thu hồi công nợ là hoạt động gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, bởi khách nợ thường chây ì không chịu thanh toán. Thông thường, các doanh nghiệp thường chọn con đường thương lượng để giữ mối quan hệ hợp tác. Tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp không có thiện chí trả nợ, thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn việc khởi kiện ra Tòa án hoặc Trung tâm trọng tài để thu hồi khoản công nợ. Bài viết này luật sư của Luật DFC sẽ hướng dẫn quý đọc giả cách khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp hiệu quả và đúng pháp luật.
Phương pháp này là hình thức thu hồi công nợ bằng việc thực hiện theo các quy định của pháp luật. Căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng hoặc thỏa thuận khác đã ký kết giữa các bên, doanh nghiệp sẽ tiến hành khởi kiện ra Tòa án hoặc Trung tâm trọng tài để buộc khách nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ
Ưu điểm:
- Đây là giải pháp được áp dụng hiệu quả, được tiến hành theo quy định của pháp luật.
- Được giải quyết thông qua các cơ quan chuyên trách có chức năng giải quyết các tranh chấp. Đặc biệt khi khởi kiện ra Tòa án - cơ quan công quyền sẽ tạo được sức ép lớn lên khách nợ, giúp thu hồi được các khoản nợ khó đòi, giải quyết các khoản nợ phức tạp.
- Người phụ trách thu hồi công nợ thông qua khởi kiện thường là các Luật sư có đủ kiến thức về pháp lý. Họ vận dụng kiến thức và kinh nghiệm pháp luật để thực hiện các công việc thu hồi nợ như: xác minh tài sản; xem xét tính pháp lý của hồ sơ; soạn thảo hồ sơ khởi kiện; tham gia tranh tụng…
Cần lưu ý là doanh nghiệp chỉ nên sử dụng đến phương pháp khởi kiện khi đã nỗ lực tiến hành thương lượng, thỏa thuận không thành, khách nợ vẫn cố tình lẩn tránh hoặc có kế hoạch thanh toán nhưng thanh toán chậm và kéo dài. Đối với các trường hợp khách nợ cố tình tẩu tán tài sản thì phương pháp thu hồi công nợ bằng khởi kiện là phương pháp tối ưu, đem lại nhiều hiệu quả nhất.
Thông thường, việc khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp sẽ thuộc trường hợp tranh chấp thuơng mại. Theo quy định tại Điều 319, Luật Thương mại 2005, thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 02 năm, kể từ ngày thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (trừ trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics).
Tuy nhiên, việc khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp có thể là vụ án dân sự khi nguyên đơn khởi kiện không phải là thương nhân và yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự. Theo quy định tại Điều 429 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Trước khi tiến hành soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, thông thường phía Luật sư sẽ tiến hành
- Xác minh tính pháp lý hồ sơ nợ;
- Xác minh bên nợ có còn tồn tại trên thực tế hay không;
- Xác minh sơ bộ về khả năng thanh toán nợ của người nợ.
Sau khi đã xác minh xong và đảm bảo các tiêu chí khởi kiện, luật sư sẽ tiến hành chẩn bị hồ sơ khởi kiện. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, hồ sơ khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Đơn khởi kiện;
- Giấy chứng nhận bản sao về đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao Hợp đồng, giấy tờ chứng minh việc doanh nghiệp đã thực hiện nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, chứng từ thanh toán theo thỏa thuận 2 bên, biên bản đối chiếu công nợ, Công văn đôn đốc việc trả nợ và các giấy tờ cam kết liên quan đến việc thanh toán của khách hàng;
- Bản tính tiền gốc và lãi chậm trả tính đến thời điểm khởi kiện (nếu hai bên có thỏa thuận việc phạt vi phạm trong hợp đồng).
- Các tài liệu, chứng cứ khác liên quan.
Bước 1: Liên hệ khách nợ để xác minh thông tin lần cuối về thông tin địa chỉ của khách nợ, tình hình tài chính, ý kiến của khách nợ về yêu cầu trả nợ của doanh nghiệp đưa ra.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ và các chứng cứ kèm theo cho Tòa án hoặc Trung tâm trọng tài
Bước 3: Tiến hành thủ tục hòa giải (bắt buộc khi khởi kiện ra Tòa án, còn đối với Trung tâm trọng tài thì thủ tục này không phải bắt buộc). Các cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Ra quyết định, bản án (đối với trường hợp khởi kiện ra Tòa án) hoặc pháp quyết trọng tài (khi khởi kiện ra Trung tâm trọng tài).
Bước 5: Trường hợp khởi kiên ra Tòa án, doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành phán quyết của Tòa án để thu hồi công nợ.
Trên đây là hướng dẫn của Luật sư của Luật DFC về thủ tục khởi kiện thu hồi công nợ. Nếu doanh nghiệp bạn đang gặp khó khăn trong việc thu hồi công nợ và mong muốn tìm dịch vụ luật sư tư vấn thu hồi công nợ hiệu quả, hãy liên hệ ngay với Luật DFC.
Chúng tôi với hơn 20 năm kinh nghiệm - là công ty luật hàng đầu cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về thu hồi công nợ doanh nghiệp. Luật DFC cam kết sẽ mang lại cho Doanh nghiệp dịch vụ pháp lý tối ưu và hiệu quả, đúng pháp luật, hạn chế tối đa các rủi ro pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện. Liên hệ ngay số điện thoại 0913.348.538. để được hỗ trợ.