Ưu và nhược điểm của công ty hợp danh là gì? Các lưu ý về công ty hợp danh mà chúng ta cần phải biết theo quy định. Hãy cùng luatsudfc.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
Đặc điểm của công ty hợp danh - Luật doanh nghiệp 2020
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020:
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
- Có tư cách pháp nhân; đảm bảo sự bình đẳng giữa công ty hợp danh với các loại hình công ty khác, nâng cao quyền lợi của công ty, mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi do tài sản của lọa hình không hoàn toàn độc lập với cá nhân
- Công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên cùng sở hữu công ty, không giới hạn số lượng thành viên cùng tham gia góp vốn; Gồm hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Chế độ trách nhiệm của mỗi loại thành viên khác nhau; là một dạng của công ty đối nhân, đây là công ty trọng về người chứ không trọng về vốn, ban đầu công ty hợp dang chỉ là sự liên kết giữa những người hoạt toàn quen biết nhau, nhưng sau đó do nhu cầu về vốn nên đã chấp nhận các thành viên góp vốn. Vì vậy, bên cạnh thành viên hợp danh, trong đó còn có các thành viên góp vốn, thành viên hợp danh luôn chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình (bao gồm cả tài sản thương mại và tài sản dân sự) đối với mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty và có quyền quản lý công ty. Ngược lại, Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn đã góp vào công ty và không có quyền quản lý công ty.
- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Xem thêm: Tư cách pháp nhân là gì? Điều kiện để 1 tổ chức có tư cách pháp nhân?
- Yêu cầu phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu, cùng chịu trách nhiệm, quản lý và kiểm soát công ty - thành viên hợp danh. Bởi vậy, sẽ kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người, dễ dàng tạo được sự tin cậy với đối tác kinh doanh.
- Công ty hoạt động chủ yếu dựa vào sự gắn kết giữa các thành viên hợp danh là những người đã có mối liên hệ mật thiết với nhau trước đó, mang tính chất công ty gia đình.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên các thành viên hợp danh phải chịu rủi ro rất cao. Như vậy, trong trường hợp tài sản của công ty không đủ để thực hiện nghĩa vụ của công ty, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.
- Thành viên hợp danh bị hạn chế một số quyền như sau:
+ Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân, không được làm thành viên hợp danh của công ty khác.
+ Không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
+ Không được huy động vốn bằng cách phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Do đó, việc huy động vốn bị hạn chế, công ty chỉ có thể nhận thêm vốn góp của thành viên công ty hoặc tiếp nhận thêm vốn từ thành viên mới.
Các cá nhân, tổ chức muốn khi thành lập lưu ý cân nhắc những điểm trên để lựa chọn cho mình hình thực kinh doanh phù hợp
Trên đây là những tư vấn sơ bộ của Luật sư DFC về Công ty hợp danh. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục này hãy liên hệ đến chúng tôi, DFC luôn sẵn sàng giải đáp và tháo gỡ mọi vướng mắc của bạn một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Quý khách hàng muốn được tư vấn, hỗ trợ, tìm hiểu thêm vui lòng kết nối đến số 19006512 hoặc gửi thư đến địa chỉ luatsudfc@gmail.com để được trợ giúp.