Tranh chấp hợp đồng mua bán thường phát sinh do 1 hoặc cả 2 bên vi phạm về việc giao hàng, nhận hàng, chuyển hàng,...Công ty luật DFC cùng các Luật sư đã giải quyết rất nhiều trường hợp, dưới đây là một trường hợp tại Đồng Nai thường hay phát sinh mà Luật sư DFC đã giải quyết để quý khách hàng tham khảo.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở Đồng Nai
Một Doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc ở Đồng Nai, ký hợp đồng mua bán với một Nhà cung cấp tại Canada về việc mua bán thức ăn gia súc để phục vụ sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam. Theo quy định về chất lượng hàng hóa tại hợp đồng hai bên đã thỏa thuận, khi phát hiện chất lượng hàng hóa không đảm bảo, hai bên sẽ mời đơn vị có chức năng giám định tại Việt Nam đến kiểm tra và thông báo cho bên bán trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. Nếu hàng hóa chất lượng không đảm bảo, bên bán có nghĩa vụ nhận lại hàng và bên mua sẽ được hoàn lại tiền đối với hàng hóa không đảm bảo chất lượng đó.
Khi bên mua nhận hàng và phát hiện trong thức ăn gia súc chất lượng thức ăn không đồng nhất, ngoại hình không đảm bảo và có lẫn dị vật, bên mua ngay lập tức thông báo cho bên bán và bên mua đã mời một công ty có chức năng giám định đến lập biên bản sự việc (Biên bản có chữ ký của nhân viên Đại lý tại Việt Nam), sau khi kết quả bên bán đã thông báo cho bên mua và để nghị có phương án giải quyết. Hết thời hạn giải quyết nhưng bên mua đã không nhận được kết quả trả lời từ phía bên bán; Do đó, bên mua đã tìm đến Luật sư DFC chúng tôi nhờ tư vấn, giải quyết việc.
Sau khi nghiên cứu, kiểm tra hồ sơ vụ việc, và trao đổi làm rõ thông tin với bên mua chúng tôi nhận thấy; bên bán đã viện dẫn lý 02 lý do để từ chối bồi thường cho bên bán đó là: Thứ nhất, Đơn vị kiểm định chất lượng hàng hóa không đủ năng lực uy tín và thiếu khách quan trong việc kiểm tra hàng hóa. Thông báo khiếu nại gửi công ty quá hạn 05 ngày theo quy định tại hợp đồng.
Căn cứ diễn biến thực tế vụ việc, căn cứ vào hồ sơ hiện có; luật sư chúng tôi tiến hành các nghiệp vụ già soát, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho vụ việc, cụ thể như sau:
Dựa vào lý do từ chối của bên mua cho rằng không đồng ý với kết quả của Đơn vị giám định cũng như việc thông báo khiếu nại quá hạn. Chúng tôi đã tư vấn và trực tiếp đến làm việc nhiều lần tại Đại lý của bên bán ở Việt Nam. Qua các buổi làm việc, chúng tôi được Đại lý cung cấp: Việc hàng hóa kém chất lượng Đại lý đã được bên mua thông báo ngay sau khi nhận hàng, và Đại lý đã báo cáo về Nhà máy và Nhà máy đã chỉ đạo xem xét giải quyết qua thư điện tử; đồng thời Đại lý cũng xuất trình văn bản ủy quyền của Tổng giám đốc ủy quyền cho các Đại lý khu vực Châu Á được quyền trực tiếp giao dịch, mua bán và giải quyết mọi khiếu nại liên quan đến chất lượng hàng hóa tại khu vực phụ trách (nhưng không có nội dung về việc được chủ động mời Đơn vị giám định độc lập).
Trên cơ sở thông tin, văn bản ủy quyền thu thập được, chúng tôi tư vấn khách hàng gửi văn bản cho nhà máy, yêu cầu nhà máy sắp xếp làm việc hoặc có phương án giải quyết thỏa đáng. Tại nội dung công văn gửi nhà máy, chúng tôi đã trình bày rõ: quá trình, thời gian thông báo khiếu nại kể từ khi phát hiện hàng hóa kém chất lượng; phạm vi, thầm quyền giải quyết của Đại lý; từ đó đưa ra những viện dẫn, căn cứ để buộc Nhà máy phải có nghĩa vụ xem xét giải quyết....
Sau khi nhận được văn bản, nhà máy đã đồng ý cử giám đốc phụ trách khu vực Châu Á đến làm việc tại Đại lý cùng bên mua để giải quyết đối với lô hàng kém chất lượng này. Tại buổi làm việc, sau quá trình giải thích, phân tích chúng tôi đã trình bày thẳng thắn quan điểm: Trường hợp nếu không có phương án giải quyết thỏa đáng, chúng tôi sẽ chuyển vụ việc ra cơ quan Tòa án ở Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết, trên cơ sở phán quyết của Tòa án chúng tôi sẽ làm thủ tục ủy thác tư pháp thông báo cho tất các Đại sứ quán của Việt Nam và của Canada trong khu vực Châu Á được biết về nội dung bản án này.
Sau buổi làm việc với Giám đốc khu vực Châu Á khoảng 10 ngày, bên mua đã nhận được thông báo sẽ chấp nhận đổi toàn bộ lô hàng kém chất lượng cho bên bán; phương thức đổi hàng sẽ trực tiếp giao cho Đại lý tại Việt Nam tiếp tục giải quyết.
Qua sự việc trên, luật sư DFC chúng tôi có lời khuyên với các Doanh nghiệp nhập khẩu; khi thực hiện giao dịch hợp đồng ngoại nếu thông qua một Đại lý ở Việt Nam: Cần phải xem và có được văn bản ủy quyền hoặc Quyết định của Hãng, Nhà máy bên nước ngoài về thẩm quyền và phạm vi công việc của Đại lý. Khi phát hiện hàng hóa kém chất lượng, trước hết phải thông báo cho Đại lý nhưng ngay sau đó phải có văn bản chính thức thông báo ngay cho nhà máy biết. Và cách tốt nhất để đảm bảo chắc chắn cho việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu, bên mua hàng cần phải thỏa thuận điều kiện bảo lãnh thực hiện hợp đồng thông qua việc giữ lại một phần giá trị hợp đồng hoặc được bảo lãnh bởi một tổ chức tín dụng thứ ba khác. Có như vậy, người mua hàng chúng ta mới tránh được những rủi ro, thiệt hại khi phát sinh tranh chấp về chất lượng hàng hóa đối với các đối tác nước ngoài.