Câu thành ngữ “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy” giờ đây không chỉ được áp dụng khi nói về pháp luật của nhà nước hay phép tắc trong mỗi gia đình; trong thời buổi hội nhập kinh tế thị trường thì câu thành ngữ này còn ứng với các doanh nghiệp,tổ chức trong xã hội. Mỗi doanh nghiệp, tổ chức muốn hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả, chuyên nghiệp thì đều cần phải có những quy chế nội bộ công ty rõ ràng, sát thực tế.
Vậy làm sao để xây dựng một bản quy chế nội bộ cho công ty của mình? Đặc biệt là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần cần những bảng quy chế gì? Trong bài viết này Công ty luật DFC sẽ công cấp thông tin về các vấn đề trên cho bạn.
Xem thêm:
Download mẫu nội quy công ty cổ phần mới nhất
Mẫu biên bản vi phạm nội quy công ty mới nhất năm 2020
Nếu coi bộ máy công ty là “phần cứng” thì có thể coi quy chế nội bộ công ty chính là “phần mềm” để vận hành toàn bộ bộ máy của công ty một cách trơn tru, mượt mà, mạch lạc. Quy chế công ty là những quy ước, chế độ do một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành nhằm quy định các nguyên tắc hoạt động, kỷ luật lao động, chế độ làm việc,... có hiệu lực trong phạm vi của công ty đó.
Mỗi bộ phận, mỗi ban ngày, mỗi lịch vực trong công ty khi có quy chế nội bộ công ty sẽ hoạt động hiệu quả hơn, không bị chồng chéo về quyền hạn, trách nhiệm hay chức năng hoạt động. Nó không khiến công ty bị chia cắt thành các nhóm nhỏ hoạt động tách bạch nhau mà ngược lại nó hoạt động theo một thể thống nhất, giúp đỡ nhau vì luôn cùng mục tiêu chung là đưa công ty phát triển.
Quy chế nội bộ công ty bao gồm nhiều bộ phận hợp thành tùy thuộc vào mỗi đặc điểm, hình thức, mô hình, quy mô hoạt động khác nhau thì quy chế nội bộ công ty cũng khác nhau. Có thể bao gồm: Quy chế khen thưởng và kỷ luật, quy chế chính sách công ty, quy chế nhân sự, quy chế đào tạo,...
Khi xây dựng quy chế công ty cần đảm bảo sự hài hòa, kỷ luật, bình đẳng. Như vậy thì công ty mới có những “khung xương” chắc chắn để phát triển vững mạnh.
Có rất nhiều văn bản quy chế nội bộ công ty, mỗi công ty không chỉ có một mà còn nhiều bảng quy chế cho mỗi bộ phận của mình. Tuy nhiên, một bảng quy chế sẽ có ba đặc điểm sau:
Thứ nhất là tính hợp pháp. Cũng như những văn bản pháp luật khác, khi soạn thảo, xây dựng thì điều kiện kiên quyết là không được trái với pháp luật và phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ hai, tính thực tiễn. Tính thực tiễn chính là đặc điểm thể hiện trình độ của người xây dựng quy chế, nó có phù hợp với thực tiễn của xã hội hay không thì yêu cầu người xây dựng quy chế này cần hiểu rõ công ty và nhiều lĩnh vực khác của xã hội.
Cuối cùng là tính hiệu quả, nếu một quy chế không có tính hiệu quả khi áp dụng thì nó có thể lãng phí thời gian, công sức, tài sản của công ty nên đặc điểm này luôn được đặc biệt chú ý.
Công ty trách nhiệm hữu hạn là một loại hình doanh nghiệp. Thành viên góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Cũng giống công ty TNHH, thì công ty cổ phần cũng là loại hình doanh nghiệp. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư.
Công ty TNHH, Công ty cổ phần có hình thức hoạt động khác nhau tuy nhiên có thể sử dụng một số quy chế cho cả hai công ty như quy chế lương thưởng, quy chế đào tạo,... Dưới đây là mẫu quy chế nội bộ công ty TNHH, mẫu quy chế nội bộ công ty Cổ phần có thể được sử dụng ở cả hai loại hình công ty trên. Các bạn có thể tham khảo, sửa đổi bổ sung để áp dụng cho doanh nghiệp, công ty của mình.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********
QUY CHẾ NỘI BỘ CÔNG TY
TÊN TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP (1)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định các nội dung, hình thức và định mức chi tiêu của các khoản chi phí phát sinh áp dụng trong nội bộ tên tổ chức, doanh nghiệp (Sau đây gọi tắt là công ty).
Quy chế này là một trong những cơ sở để Ban điều hành công ty, các phòng ban nghiệp vụ, các đơn vị, bộ phận, cá nhân đề xuất lãnh đạo phê duyệt các khoản chi tiêu nhằm định hướng và thống nhất quản lý tài chính trong nội bộ công ty.
Điều 2. Mục đích, yêu cầu
Thực hiện quản lý chặt chẽ các khoản chi, để giảm chi phí và hạ giá thành dịch vụ, tăng lợi nhuận cho Công ty, khuyến khích các cán bộ, công nhân người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, sử dụng kinh phí tiết kiệm đúng mục đích và có hiệu quả.
Quy chế chi tiêu nội bộ được phổ biến, công khai cho Ban điều hành công ty, các phòng ban nghiệp vụ, các đơn vị, bộ phận, cá nhân trong Công ty biết để thực hiện và kiểm tra, giám sát.
Chương II
NGUYÊN TẮC CHI TIÊU
Điều 3: Nguyên tắc chi tiêu
Tổng Giám đốc/Chủ tịch công ty là người phê duyệt tất cả các khoản chi tiêu của công ty;
Các khoản chi tiêu phải đúng mục đích, tiết kiệm, chống lãng phí, hiệu quả, hợp pháp;
Các khoản chi tiêu phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ;
Phòng tài chính – kế hoạch chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm soát tất cả các khoản chi tiêu trong Công ty.
Điều 4: Các khoản chi tiêu:
Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng trên nguyên tắc: Thảo luận dân chủ, công khai rộng rãi trong toàn Công ty, có ý kiến tham gia của tổ chức Công đoàn đồng thời được thông qua hội nghị cán bộ, công nhân, người lao động hàng năm.
1. Quy chế bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức áp dụng thống nhất trong toàn Công ty đảm bảo cho các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, sử dụng có hiệu quả kinh phí và tăng cường công tác quản lý trên nguyên tắc dân chủ, công bằng, công khai, phân phối theo lao động và trách nhiệm.
2. Chủ tịch HĐQT có quyền quy định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi, do Nhà nước quy định cho từng nội dung hoạt động trong doanh thu từ hoạt động dịch vụ công ích, sống không vượt quá hai lần so với định mức quy định.
3. Những nội dung chưa ban hành chế độ, Chủ tịch HĐQT chỉ đạo xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ phù hợp với nguồn tài chính của Công ty….
Nếu có vấn đề gì về xây dựng mẫu quy chế nội bộ công ty hay bất kỳ vấn đề pháp lý nào hãy liên lạc đến Văn phòng luật DFC qua Tổng đài tư vấn luật 19006512 để được tư vấn trực tiếp, miễn phí.
Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công