Quyền và nghĩa vụ giữa chồng vợ và con riêng nhau

Luật Sư: Lê Minh Công

14:15 - 14/02/2020

Cha dượng, mẹ kế là cách xưng hô của người con mà bố hoặc mẹ đẻ của người con ấy tiến thêm một bước nữa trong quan hệ hôn nhân với một người khác. Quan hệ hôn nhân và gia đình đã pháp điển hóa nội dung này trong nhũng quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế với con riêng của mẹ hoặc bố là một quy định mang tính nhân văn thể hiện việc bắt kíp với xu thế chung của xã hội. Vậy quyền và nghĩa vụ giữa chồng, vợ và con riêng của vợ, chồng được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Chúng tôi – Công ty TNHH Luật DFC xin gửi đến bạn đọc bài viết sau đây:

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nội dung tư vấn

Quyền và nghĩa vụ giữa chồng, vợ và con riêng của mẹ, chồng được Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành năm 2014 mà cụ thể được ghi nhận tại Điều 79 có nội dung quy định về quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng. Theo đó:

  • Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo các quy định được ghi nhận ở các Điều 69, Điều 71, Điều 72 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;
  • Ngược lại, con riêng có những quyền và nghĩa vụ chăm sóc và phụng sự cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70, Điều 71 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

1. Về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng của mẹ hoặc của bố

Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ thương yêu con cái, tôn trọng ý kiến của con dù đó là con riêng của vợ hoặc chồng; chăm lo cho vấn đề học tập của con và giáo dục ý thức của con để con được phát triển lành mạnh nhất về thể chất, trí tuệ, đạo đức. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ hun đúc cho con trở thành một người con hiếu thảo của gia đình và là một công dân có ích cho xã hội;

Cha dượng, mẹ kế có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên (con chưa đủ 18 tuổi) hoặc con đã thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Cha dượng, mẹ kế cũng có quyền giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành năm 2015 đối với con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự.

Cha dượng, mẹ kế tuyệt đối không có những hành vi đối xử hoặc lăng mạ với con riêng của vợ hoặc chồng trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; Cấm các hành vi lạm dụng bóc lột sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động. Ngoài ra, cha dượng hoặc mẹ kế cấm các hành vi liên quan đến xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Về quyền và nghĩa vụ của con riêng của vợ hoặc chồng đối với cha dượng, mẹ kế 

Con riêng có quyền được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; có quyền được học tập và giáo dục; có quyền được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

Con riêng của vợ hoặc chồng phải có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha dượng hoặc mẹ kế; có nghĩa vụ giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Con riêng của vợ hoặc chồng chưa thành niên, con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha dượng, mẹ kế và được cha dượng, mẹ kế trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con riêng của vợ hoặc chồng mà chưa đủ 18 tuổi có quyền tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Con riêng của vợ hoặc chồng từ 18 tuổi trở nên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha dượng, mẹ kế thì con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

Con riêng của vợ hoặc chồng được hưởng những quyền liên quan về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình của mình bỏ ra.

Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn luật hôn nhân gia đình vui lòng liên hệ 1900.6512 để được giải đáp

Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Trân trọng!

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.