Chấm dứt hợp đồng lao động là gì? Mẫu chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất.

Luật Sư: Lê Minh Công

11:32 - 16/09/2020

Chấm dứt hợp đồng lao động là gì? là một trong những vấn đề được quy định và ghi nhận tại Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này còn có nhiều vấn đề khúc mắc do sự ràng trải các quy định pháp luật hiện hành. Nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc và Quý Khách hàng thì Tổng đài tư vấn luật đất đai 1900.6512 sẻ gửi đến bài viết sau đây.

Xem thêm: Download mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động mới nhất

Mẫu chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất năm 2020

Căn cứ pháp lý

- Bộ luật lao động 2012

- Các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động năm 2012.

Nội dung tư vấn

1. Chấm dứt hợp đồng lao động là gì?

Theo quy định tại Điều 15, Bộ luật lao động 2012 thì hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Như vậy chấm dứt hợp đồng lao động là việc người lao động và người sử dụng lao động không còn rằng buộc về các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng lao đồng đã giao kết với nhau.

2. Quy định về chấm dứt hợp đồng lao động

2.1. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật hiện hành

Thứ nhất, chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của hai bên và ý chí người thứ ba, đây là trường hợp hai bên giao kết đều bày tỏ sự mong muốn được chấm dứt hợp đồng hoặc một bên đề nghị và bên kia chấp nhận. Các khoản 1, 2, 3 Điều 36 Bộ luật lao động 2012 quy định hợp đồng lao động chấm dứt trong những trường hợp sau đây:

“1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.”

Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của người thứ ba là những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không phụ thuộc vào ý chí của hai bên giao kết hợp đồng được quy định tại các khoản 5,6,7 Điều 36 Bộ luật lao động 2012, Cụ thể:

“5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.”

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng làm việc do ý chí hai bên và ý chí của người thứ ba, trong thực tế thường không gây những hậu quả phức tạp về mặt pháp lí và ít khi có tranh chấp.

Thứ hai, chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí, đây là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động chỉ phụ thuộc vào ý chí của một bên chủ thể trong quan hệ lao động nhưng được pháp luật thừa nhận và đảm bảo thực hiện. So với việc chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của cả hai bên giao kết hợp đồng hoặc ý chí của người thứ ba thì những tranh chấp bởi sự chấm dứt này thường gây hậu quả bất lợi cho chủ thể bị chấm dứt. Theo quy định pháp luật, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí một bên bao gồm:

  • Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động được quy định tại Điều 37, Bộ luật lao động 2012. Theo đó, đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn, người lao động khi đơn phương chấm dứt phải viện dẫn được một trong các lý do quy định tại khoản 1, Điều 37. Cụ thể như sau:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn người lao động có quyền đơn phương chấm dứt mà không cần lý do

  • Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động được quy định tại các khoản 4, 8, 10 Điều 36 Bộ luật lao động 2012:

4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trong các căn cứ nêu trên, điểm đáng lưu ý nhất nằm ở căn cứ kết thúc hợp đồng theo quy định Điều 38 của luật này. Theo quy định trên, với bất kỳ hợp đồng lao động nào, người sử dụng lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt trước thời hạn khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

2.2 Hậu quả pháp lý khi châm dứt hợp đồng lao động

  • Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
  • Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt
  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đang nắm giữ
  • Chế độ trợ cấp thôi việc

Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1,2,3,5,6,7,9,10. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp lao động cho người đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp nửa tháng tiền lương. Tiền lương tính trợ cấp là tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc

  • Chế độ trợ cấp mất việc làm

Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc theo quy định tại Điều 44, 45 Bộ luật lao động 2012, mỗi năm làm việc trả 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân trong 6 tháng gần nhất của người lao động. Lưu ý là nếu người lao động đã được trả trợ cấp thôi việc sẽ không được trả đồng thời trợ cấp mất việc làm.

3. Mẫu chấm dứt hợp đồng lao đồng mới nhất

Cuối bài viết chúng tôi xin gửi kèm đến bạn đọc mẫu chấm dứt hợp đồng lao động hiện hành để bạn đọc có thể tham khảo và sử dụng trong thực tế.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

***

Số:_/20.../QĐ-... --------o0o--------

.........., ngày ..........tháng ..........năm

QUYẾT ĐỊNH

VV: Chấm dứt hợp đồng lao động

--------------------

GIÁM ĐỐC/TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CP/TNHH ABCD

- Căn cứ Bộ Luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được sửa đổi, bổ sung năm 20....;

- Căn cứ Hợp đồng lao động số ...........................................;

- Căn cứ Quyết định ..............................................................;

- Căn cứ Quyết định xử lý vi phạm/bản án số của ........., đối với Ông Nguyễn Văn A;

- Theo đề nghị của Phòng Tổ chức & Nhân sự.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1:Nay chấm dứt hợp đồng lao động với Ông Nguyễn Văn A, là cán bộ/công nhân viên thuộc phòng:

............................................................................

............................................................................

............................................................................ ;

Lý do: (Bị xử lý vi phạm hoặc bị kết án theo quyết định của tòa án, hết thời gian theo Hợp đồng lao động đã ký mà không gia hạn…) ............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

..............................................................................

Kể từ ngày ___/___/___

Điều 2: Lương và các khoản phụ cấp (nếu có) của Ông Nguyễn Văn A được chi trả tính đến ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Điều 3: Các Ông (bà) Trưởng phòng Tổ chức & Nhân sự, trưởng các Phòng Ban liên quan và Ông Nguyễn Văn A căn cứ quyết định thi hành.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC/TỔNG GIÁM ĐỐC

- Cá nhân Ông Nguyễn Văn A;

- Công đoàn Công ty;

- Phòng TC & NS;

- P21 (Đăng tin);

- Lưu VP, HS NGUYỄN VĂN B

---------------------------------

Nếu bạn có câu hỏi gì khác về Mẫu chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2020 hay bất cứ vấn đề gì cần giải đáp, tư vấn bạn hãy liên lạc ngay tới Văn phòng luật sư DFC qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006512 để được tư vấn trực tiếp, miễn phí.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.